z6766456259369 6271bcf4ac1d588a0ac8319691d5549d

Khoa Phục hồi chức năng Thần kinh – Đột quỵ là một đơn vị chuyên sâu không thể thiếu trong mô hình điều trị toàn diện, khép kín cho bệnh nhân đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Với mục tiêu “Phục hồi sớm – Hòa nhập nhanh – Nâng tầm chất lượng sống”, khoa luôn đồng hành cùng người bệnh từ những ngày đầu nhập viện cho đến khi có thể tự tin trở lại cuộc sống thường nhật.

Chức năng nhiệm vụ của khoa:

  • Thăm khám và đánh giá toàn diện: từ khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức đến các chức năng cao cấp của não bộ.
  • Xây dựng kế hoạch can thiệp cá thể hóa: phù hợp với từng người bệnh, nhằm tối ưu hiệu quả phục hồi.

Lãnh đạo khoa:

  • Trưởng khoa: BSCKI. Vũ Thị Minh Thanh
  • Kỹ thuật viên trưởng khoa: CKI YTCC. Vũ Thị Liên Hương

Khoa có 24 cán bộ nhân viên, trong đó:

  • 7 bác sĩ (3 bác sĩ chuyên khoa I, 2 thạc sĩ, 2 bác sĩ y học cổ truyền)
  • 6 điều dưỡng
  • 11 kỹ thuật viên

Khoa Phục hồi chức năng Thần kinh – Đột quỵ cung cấp nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị đa dạng và chuyên biệt của người bệnh, bao gồm:

  • Vật lý trị liệu
  • Vận động trị liệu
  • Hoạt động trị liệu
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Dụng cụ trợ giúp thích nghi
  • Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân thở máy
  • Tiêm Botulinum toxin A vào điểm vận động điều trị co cứng cơ dưới hướng dẫn của siêu âm

Thiết bị vật lý trị liệu – điện trị liệu:

  • Máy điện xung
  • Máy sóng ngắn
  • Máy từ trường trị liệu
  • Máy laser công suất thấp
  • Máy siêu âm điều trị
  • Máy nhiệt trị liệu
  • Máy kéo giãn cột sống cổ – lưng
  • Máy xoa bóp tần số rung

Thiết bị hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng:

  • Robot phục hồi vận động chi trên (robot tập tay)
  • Máy chạy thảm lăn có hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể
  • Xe đạp tập đa năng có trợ lực
  • Thiết bị tập vận động chuyên biệt (thang tập đi, khung tập đứng, ghế tập đa năng…)
  • Hệ thống gương – thanh vịn – bậc lên xuống để tập thăng bằng và di chuyển
  • Máy nén ép trị liệu bằng áp lực hơi
  • Dụng cụ tập hoạt động trị liệu: bàn lăn, gương trị liệu, hộp tập cảm giác,…

Thiết bị hỗ trợ ngôn ngữ – giao tiếp – nhận thức:

  • Thiết bị hỗ trợ tập nói cho người rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ
  • Dụng cụ trị liệu nhận thức, trí nhớ, tập trung
  • Bộ công cụ phục hồi chức năng giao tiếp cá nhân
  • Thiết bị hỗ trợ điều trị rối loạn nuốt (bao gồm cả các dụng cụ mô phỏng và hỗ trợ ăn uống)
  • Máy điều trị rối loạn nuốt Vitalstim

Thiết bị đánh giá chức năng và theo dõi tiến triển:

  • Bảng kiểm đánh giá vận động, thăng bằng, ngôn ngữ, nhận thức
  • Thang điểm chuyên biệt cho phục hồi sau đột quỵ (Barthel Index, FIM, NIHSS, MoCA, Asworth cải biên,…)
  • Thiết bị đo tầm vận động khớp, lực cơ, kiểm tra cảm giác…

Đội ngũ bác sĩ tại khoa

Tin bài Khoa Phục hồi chức năng Thần kinh - Đột quỵ

phinh mach mau nao 2

Can thiệp điều trị phình mạch máu não bằng kỹ thuật cao: Đặt stent chuyển dòng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ. Kỹ thuật đặt stent chuyển dòng đã được thực hiện tại Bệnh viện từ nhiều năm nay, giúp hàng trăm người bệnh tránh được nguy cơ đột quỵ.

Xem thêm
co cung co 2

Ứng dụng siêu âm trong tiêm Botulinum toxin nhóm A điều trị co cứng cơ sau đột quỵ: Giải pháp chính xác, hiệu quả và an toàn

Co cứng cơ là một trong những biến chứng phổ biến sau đột quỵ, thường gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng vận động, chất lượng cuộc sống và khả năng hồi phục của người bệnh. Trong số các phương pháp điều trị hiện nay, ứng dụng siêu âm trong tiêm Botulinum toxin nhóm A (BoNT-A) đã được chứng

Xem thêm
cap cuu 1

Cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng: Hiệu quả từ Mạng lưới cấp cứu kết nối tuyến cơ sở của Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Trong bối cảnh bệnh đột quỵ có xu hướng gia tăng, trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế tại Việt Nam, việc phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời trong “giờ vàng” là yếu tố quyết định sự sống và khả năng phục hồi của người bệnh. Từ thực tiễn đó,

Xem thêm