khoa benh nhiet doi

Khoa Bệnh nhiệt đới được tách ra từ Khoa Nội tổng hợp từ năm 1972 với tên gọi Khoa Truyền nhiễm. Đến ngày 01/4/2017, Khoa chính thức được đổi tên thành Khoa Bệnh nhiệt đới.

Khám và điều trị

  • Khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới
  • Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các phương án dự phòng nhằm đối phó với bệnh dịch nguy hiểm

Tham gia giám sát, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh

  • Phối hợp cùng Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Thọ trong  giám sát dịch bệnh.
  • Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Phú Thọ thực hiện tư vấn, giáo dục sức khoẻ, phòng chống một số bệnh truyền nhiễm đang lưu hành tại địa phương.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

  • Khoa là địa chỉ tin cậy cho học viên, sinh viên của trường Cao đẳng y tế Phú Thọ và Cao đẳng Dược Phú Thọ thực hành lâm sàng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới.
  • Tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo phân công nhiệm vụ
  • Hàng năm thực hiện từ 1- 2 đề tài nghiên cứu khoa học.
  • Mở rộng và nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh nhân.
  • Phát triển phòng cấp cứu Bệnh nhiệt đới, tăng cường trang thiết bị hiện đại, triển khai kỹ thuật hồi sức cho bệnh nhân truyền nhiễm: Thở máy cho bệnh nhân uốn ván, sốc nhiễm khuẩn, HIV.
  • Cử bác sĩ, điều dưỡng học các kỹ thuật cấp cứu chuyên sâu.
  • Đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng
  • Nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong điều trị.
  • Triển khai, áp dụng phác đồ điều trị mới cho một số bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi
  • Khoa Bệnh nhiệt đới trong định hướng phát triển chung của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, sẽ xây dựng ngày càng vững mạnh hơn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đáp ứng với nhu cầu phát triển, phục vụ nhân dân ngày càng cao. Trở thành khoa mũi nhọn về điều trị các bệnh nhiệt đới tại tỉnh Phú Thọ

Liên hệ: 0975 010 566

Địa chỉ: Nhà H – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Lãnh đạo đương nhiệm

  • Trưởng khoa: BSCKII Nguyễn Thị Thanh Lý
  • Phó trưởng khoa: BS.CKI Đặng Thị Thu Phương
  • Điều dưỡng trưởng: ĐDCKI Đỗ Thị Minh Thành

Số lượng cán bộ trong khoa

  • BS.CKII 01
  • BS.CKI: 03
  • BSĐK: 02
  • Điều dưỡng: 10 (100% ĐDĐH)

Đội ngũ cán bộ viên chức khoa Bệnh Nhiệt Đới được đào tạo đúng chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, thường xuyên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Nhân viên y tế đối với đồng nghiệp, người bệnh và gia đình người bệnh.

  • Khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới:

+ Các bệnh nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn huyết, Shock nhiễm khuẩn, Viêm màng não, Leptospirose, Rickettsia, Uốn ván …

+ Các bệnh nhiễm virus: Viêm gan virus, Sởi, Tiêu chảy cấp, Sốt xuất huyết Dengue, Viêm não, Thủy đậu, Quai bị,  …

+ Các bệnh nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét, Sán lá gan, nhiễm Ấu trùng sán não, Lỵ Amip…

+ Các bệnh nhiễm nấm (Nấm da, nấm niêm mạc, nấm huyết) như: Penicillium marneffei, Cryptococcus neoformans, Candida thực quản, Candida miệng…

  • Khám, tư vấn và điều trị nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS
  • Khám, phát hiện và thu dung điều trị trong trường hợp bệnh dịch xảy ra tại địa bàn: Cúm A, nhiễm Não mô cầu, Sởi, ..
  • Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các phương án dự phòng nhằm đối phó với bệnh dịch nguy hiểm như: Cúm A/H5N1, Ebola, Zika, nhiễm Não mô cầu, SARS-COV 2… Trong những năm qua, khoa đã góp phần tham gia khống chế và ngăn chặn kịp thời sự lây lan ra cộng động nhiều bệnh dịch nguy hiểm: Cúm A, sỏi, Covid 19…

Đội ngũ bác sĩ tại Khoa Bệnh nhiệt đới

Tin bài của Khoa Bệnh nhiệt đới

15102024 daumuakhi 1

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lý rất hiếm gặp, gây ra bởi vi rút đậu mùa khỉ. Vi rút này có cấu trúc và tính chất gây bệnh tương tự như vi rút gây bệnh thủy đậu. Các triệu chứng ban đầu của bệnh như sốt, phát ban… thường dễ gây nhầm lẫn với những bệnh truyền nhiễm

Xem thêm
09072024 bachhau 1

Bệnh bạch hầu và những triệu chứng không thể bỏ qua

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở da, kết mạc mắt, bộ phận sinh dục… và rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp nên có nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao. Hãy cùng Bệnh viện

Xem thêm