7 thói quen xấu gây ra bệnh suy thận

23022023 thoiquengaysuythan 1

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, mất đi khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận được chia thành hai loại chính:

  • Suy thận mạn: Tình trạng bệnh diễn ra trong thời gian dài, không thể phục hồi chức năng thận mà chỉ tập trung kiểm soát bệnh.
  • Suy thận cấp: Chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, chức năng thận có thể phục hồi nếu được điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh suy thận

Bệnh suy thận ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện, đến khi các dấu hiệu bệnh xuất hiện rõ ràng cũng là lúc bệnh đã trở nặng. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến của suy thận:

  • Mệt mỏi, tinh thần uể oải, khó tập trung.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Da dẻ khô ráp, có cảm giác ngứa ngáy.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Nước tiểu có các dấu hiệu bất thường như: có màu sẫm, có bọt, tiểu ra máu…
  • Bọng mắt sưng to trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.
  • Bàn chân, mắt cá chân sưng phù.
  • Chán ăn, sút cân.

Các triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn sang bệnh lý khác. Vì vậy, khi thấy cơ thể có bất thường, chúng ta nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

7 thói quen xấu gây ra bệnh suy thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận, trong đó có một số nguyên nhân đến từ chính những thói quen hàng ngày mà chúng ta không hề hay biết. Hãy cùng Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ “điểm danh” những thói quen tai hại này.

  • Uống không đủ nước: Người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 2L nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động trơn tru. Khi cơ thể bị thiếu nước, hoạt động của hệ tiết niệu sẽ bị đình trệ, nước tiểu bị tích trữ trong bàng quang lâu hơn, các chất độc, cặn thải trong nước tiểu sẽ lắng xuống thận gây sỏi thận. Quá trình này nếu diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, gây suy thận.

23022023 thoiquengaysuythan 2

  • Nhịn tiểu trong thời gian dài: Trong nước tiểu có các chất thải, chất độc của cơ thể cần thải ra ngoài. Nếu chúng ta nhịn tiểu trong thời gian dài bàng quang sẽ bị chèn ép và nhiễm khuẩn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thận.
  • Chế độ ăn uống dư thừa đạm: Nhiều người có sở thích ăn nhiều thịt ít rau. Đây là thói quen ăn uống không hề lành mạnh vì khi cơ thể bị dư thừa đạm thì thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, về lâu dài chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng xấu.
  • Thói quen ăn mặn: Thói quen ăn mặn dẫn tới huyết áp tăng cao, từ đó gây áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều hơn. Không những vậy, ăn nhiều muối còn gây ra sỏi thận, thận nhiễm mỡ. Việc ăn mặn không chỉ gây hại cho người có tiền sử mắc bệnh thận mà cũng có hại với cả người bình thường. Do đó, chúng ta nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để bảo vệ thận.
  • Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt: Ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng huyết áp và gây bệnh tiểu đường, đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, các loại nước ngọt thường có độ pH cao, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để điều chỉnh độ pH của cơ thể. Vì vậy, việc uống nước ngọt thường xuyên có thể gây ra suy thận.
  • Uống nhiều rượu bia: Thành phần cồn có trong rượu bia ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc và thải độc máu của thận, gây ứ đọng acid uric, làm tắc nghẽn ống thận và khiến chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng.

23022023 thoiquengaysuythan 3

  • Lạm dụng thuốc: Nhiều người vẫn có thói quen tự mua và dùng thuốc tại nhà không theo đơn thuốc của bác sĩ. Đây là một thói quen rất xấu vì một số loại thuốc khi dùng dài ngày với liều cao sẽ gây ra suy thận, ví dụ như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside, hoá chất điều trị ung thư, thuốc cản quang… Ngoài ra, nhiều trường hợp người bệnh cũng bị suy thận vì tự ý dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện