GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

1.Tên phòng: Phòng Điều dưỡng (Nursing Department)
2.Liên hệ:
                 Địa chỉ: Phòng 612 tầng 6 nhà A, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ (Đường Nguyễn Tất Thành phường Tân Dân, thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ)
                 Điện thoại: 0985.700.007
3.Lịch sử phát triển:
     – Ngày 14/07/1990, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 570/BYT-QĐ thành lập phòng Y tá – Điều dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Ngày 26/10/1990, Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam được thành lập và mở Đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Đình lịch sử.
    – Được sự đồng ý của sở Y tế Vĩnh Phú ngày 26 tháng 10 năm 1993 Thành lập phòng Y tá và Điều dưỡng bệnh viện tỉnh Vĩnh Phú, đến ngày 18/4/1994 Bệnh viện Tỉnh Vĩnh Phú ban hành quyết định thành lập Phòng Y tá và Điều dưỡng Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phú do YS. Phan Trọng Thể giữ chức y tá trưởng Bệnh Viện.
    – Ngày 13/8/1997, sau nhiều cố gắng của Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam, Nhà nước đã chấp thuận đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng. Từ đây, các phòng Y tá – Điều dưỡng tại các bệnh viện trong cả nước đều được đổi tên thành Phòng Điều dưỡng.
4.Chức năng nhiệm vụ:
      a. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:
     – Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
     – Xây dựng các mô hình chăm sóc theo quy định phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
     b. Quản lý điều hành chuyên môn: 
     – Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này; 
     – Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
     c. Quản lý nhân sự: 
     – Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
     – Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;
     – Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hàng năm và trước khi tuyển dụng;
     – Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa;
     – Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
     d. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
     – Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
     – Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
     – Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
     – Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
     – Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
     – Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
     e. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
     f. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.

5.Tổ chức nhân sự của phòng:
   5.1. Lãnh đạo đương nhiệm:
     – Trưởng phòng: NCS. Thạc sỹ. Phạm Ngọc Vinh
     – Phó Trưởng phòng 01: ĐDCKI. Hà Thị Bích Liên
     – Phó Trưởng phòng 02: ĐDCKI. Cao Thị Thắm   

Tập thể CBNV phòng Điều dưỡng

Anh_tap_the_phong_dieu_duong

    5.2 Lãnh đạo tiền nhiệm (từ năm 1998 đến nay):
       Từ 1998 – 12/2009: CN. Vũ Trọng Tuấn 
       Từ 1/2010 – 11/2021: Thạc sỹ. ĐDCKI. Nguyễn Thị Thu Liên
       Từ 12/2021- 4/2024: ĐDCKI. Vũ Thị Thanh Long
       Từ 5/2024 đến nay: NCS. Thạc sỹ.Phạm Ngọc Vinh
   5.3 Số lượng cán bộ trong phòng:
     – Lãnh đạo phòng: 01 Trưởng phòng trình độ thạc sỹ Quản lý bệnh viện , 
     – 02 Phó trưởng phòng  trình độ thạc sỹ Điều dưỡng chuyên khoa I
     – Nhân viên: 04 điều dưỡng chuyên khoa I, 01 Thạc sỹ y tế công cộng, 01 điều dưỡng đại học
6.Thành tựu:
Các bằng khen của Bộ y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và bằng khen của Hội điều dưỡng Việt Nam:
     1) : Năm 2004: QĐ số 16/KTHĐD ngày 10/10/2005 
     2) : Năm 2005: QĐ số 446/QĐ-BYT ngày 14/02/2006
     3) : Năm 2008: QĐ số 359/QĐ-UBND ngày 20/02/2009
     4) : Năm 2009: QĐ số 462/QĐ-UBND ngày 01/02/2010
     5) : Năm 2010: QĐ số 13/QĐ-HĐD/ KTHĐD ngày 11/06/2010
     6) : Năm 2014: QĐ số 13/ 2015/ KTHĐD ngày 27/07/2015
     7) : Năm 2014: QĐ số 240/QĐ-UBND ngày 02/02/2015
     8) : Năm 2015: QĐ số 267/QĐ-UBND ngày 01/02/2016
     9) : Năm 2016: QĐ số 294/QĐ-UBND ngày 14/02/2017
    10) : Năm 2018: QĐ số 203/QĐ-UBND ngày 25/01/2019
    11) : Năm 2019: QĐ số 221/QĐ-UBND ngày 06/02/2020
7. Định hướng phát triển:
     – Hướng tới đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp theo Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam.
     – Các hoạt động thực hành chăm sóc sức khỏe bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng của người bệnh tại tất cả các khoa phòng trung tam trong bệnh viện.
     – Tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả và tăng cường sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh.
     – Củng cố hệ thống quản lý điều dưỡng, tăng cường năng lực quản lý và điều hành của cán bộ quản lý điều dưỡng trưởng tại các khoa phòng trong bệnh viện.
     – Tăng cường đào tạo các kỹ năng cần thiết cho điều dưỡng: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, giao tiếp ứng xử, truyền thông giáo dục sức khỏe, công nghệ thông tin, ngoại ngữ nâng cao năng lực để quản lý bệnh viện an toàn, chất lượng, hiệu quả, hài lòng người dân, người bệnh xứng tầm bệnh viện hạng đặc biệt trong tương lai gần.        

z5427433783987 6d44d06c5cf9645717cd312e25194889

Tin tức hoạt động