Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế được thành lập ngày 01/05/2011, đến nay tổng số nhân sự Khoa hiện có 8 cán bộ thuộc bộ phận chuyên môn về dinh dưỡng, trong đó có 01 Tiến sĩ dinh dưỡng, 04 cử nhân, 03 điều dưỡng và bộ phận phục vụ trực tiếp.
Thực hiện theo nội dung Thông tư 18/2020/TT-BYT qui định hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện, trong suốt thời gian qua, Khoa Dinh dưỡng luôn góp phần tích cực trong công tác điều trị, với các hoạt động: Cung cấp dịch vụ tiết chế trong bệnh viện, cung cấp xuất ăn bệnh lý, tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tại Khoa và buồng bệnh, can thiệp điều trị dinh dưỡng cho những người bệnh có bệnh lý liên quan tới dinh dưỡng.
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, khoa Dinh dưỡng luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào do bệnh viện phát động. Đồng thời, cán bộ khoa luôn tích cực học hỏi phát huy năng lực nghiên cứu khoa học.
Hằng năm, khoa đều phối hợp với Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến tổ chức các buổi hội thảo khoa học chuyên đề Dinh dưỡng nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức dinh dưỡng lâm sàng cho mạng lưới dinh dưỡng, cán bộ y bác sĩ trong và ngoài viện.
Năm 2022, trưởng khoa Dinh dưỡng đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ dinh dưỡng – trở thành Tiến sĩ dinh dưỡng đầu tiên và duy nhất của tỉnh Phú Thọ.
Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ các trường đại học chuyên ngành dinh dưỡng, thực phẩm, cùng cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế đã mang lại những lợi ích đáng kể cho người bệnh trong công tác điều trị toàn diện nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Chức năng nhiệm vụ khoa Dinh dưỡng:
* Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, tư vấn, chỉ định chế độ
dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú:
– Tổ chức khám, sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú.
– Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hoặc có bệnh lý liên
quan đến dinh dưỡng được tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý phù hợp
với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của mình và ghi vào sổ khám bệnh hoặc hồ
sơ bệnh án ngoại trú
* Khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định
điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú:
– Người bệnh vào viện phải được đo chiều cao, cân nặng và ghi vào hồ sơ bệnh án. Các chuyên khoa căn cứ vào nhu cầu chuyên môn có thể quy định thêm các chỉ số khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
– Tổ chức hội chẩn giữa cán bộ khoa Dinh dưỡng, tiết chế với bác sĩ điều trị về chế độ ăn đối với những trường hợp bệnh lý có liên quan đến dinh dưỡng.
* Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú:
– Bác sĩ điều trị đánh giá và ghi nhận xét tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lúc nhập viện và trong quá trình điều trị.
– Bác sĩ chỉ định chế độ ăn hằng ngày phù hợp với bệnh của người bệnh và ghi mã số chế độ ăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế vào phiếu điều trị trong hồ sơ bệnh án.
– Lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh suy dinh dưỡng hoặc người bệnh cần hỗ trợ dinh dưỡng.
– Xây dựng thực đơn và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý của người bệnh và áp dụng chế độ ăn bệnh lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
* Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế:
– Người bệnh được bác sĩ chỉ định chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn tại buồng bệnh.
– Cung cấp chế độ ăn cho người bệnh tại bệnh viện.
– Bảo quản, chế biến, vận chuyển suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm.
* Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong bệnh viện:
– Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong bệnh viện.
– Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.
* Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế:
– Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và phổ biến cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện.
– Tổ chức giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an toàn thực phẩm.
* Đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học:
– Tổ chức đào tạo cho bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên bệnh viện về dinh dưỡng, tiết chế.
– Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác dinh dưỡng, tiết chế.
– Tham gia đào tạo học sinh, sinh viên về dinh dưỡng, tiết chế và chỉ đạo tuyến khi được phân công.
Người bệnh Nguyễn Văn Cần (67 tuổi), trú tại thành phố Việt Trì vào viện trong tình trạng hôn mê, phải thở máy, thiếu máu, rối loạn điện giải, phù toàn thân. Suy dinh dưỡng nặng với Abumin, protein máu giảm sâu. Sau khi được các bác sĩ điều trị tích cực và áp dụng chiến lược dinh dưỡng hợp
Chiều ngày 19/10, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chương trình hội thảo khoa học “Hướng dẫn triển khai hiệu quả hoạt động dinh dưỡng lâm sàng trong Bệnh viện” với mục tiêu đưa hoạt động dinh dưỡng đang triển khai tại Bệnh viện ngày một hiệu quả hơn.
Người bệnh Nguyễn Quốc Quân (Yên Bái) – 57 tuổi vào viện trong tình trạng viêm phổi, loét hoại tử vùng miệng nặng, thể trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng nặng kèm theo mắc nhiều bệnh lý nền phức tạp như đái tháo đường, suy thận, rối loạn điện giải và rối loạn đông máu nặng. Sau khi được các
Cụ ông 83 tuổi suy kiệt do già, yếu và ảnh hưởng của khối u dạ dày, nhờ được các bác sĩ áp dụng chiến lược can thiệp dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật, sức khỏe đã hồi phục tốt, sau 1 năm tăng 6kg và có thể đạp hàng trăm vòng trên xe đạp PHCN mỗi lần tập.
Chiều ngày 26/9/2023, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Công ty Abbott tổ chức chương trình hội thảo khoa học “Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân Ngoại khoa” với mục đích cập nhật các kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân Ngoại khoa, nhằm nâng cao chất lượng điều trị
Ngày 12/09, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chương trình Tập huấn cập nhật kiến thức, thực hành dinh dưỡng lâm sàng và các quy trình dinh dưỡng trong Bệnh viện.