Bệnh động mạch chi dưới – Các phương pháp điều trị

Các phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh động mạch chi dưới bao gồm:

Điều trị bệnh động mạch chi dưới bằng thuốc

Tất cả bệnh nhân đều phải được điều trị bằng thuốc một cách hệ thống: Thuốc chống huyết khối (thuốc chống ngưng tập tiểu cầu), kiểm soát huyết áp, kiểm soát mỡ máu, kiểm soát đường máu,…

Can thiệp nội mạch (nong bóng; đặt stent)

Đây là phương pháp tiên tiến và đã được áp dụng tại nhiều trung tâm tim mạch. Phương pháp này không phải mổ, chỉ dùng một dụng cụ luồn vào động mạch bị hẹp, nong đoạn hẹp và đặt giá đỡ (stent) tại vị trí hẹp. Điều trị bằng can thiệp mạch đã đạt được kết quả rất tích cực.

Hình ảnh tắc động mạch chi dưới (bên trái) và can thiệp nội mạch động mạch chi dưới (bên phải)
Hình ảnh tắc động mạch chi dưới (bên trái) và can thiệp nội mạch động mạch chi dưới (bên phải)

Điều trị phẫu thuật

Một trường hợp phẫu thuật cho người bệnh động mạch chi dưới
Một trường hợp phẫu thuật cho người bệnh động mạch chi dưới

Đối với những trường hợp hẹp, tắc mạn tính ở các vị trí mạch như: động mạch chậu, động mạch đùi hay động mạch khoeo, khi có triệu chứng mà các phương pháp điều trị khác không có kết quả thì bác sĩ xem xét phẫu thuật bắc cầu nối động mạch qua vị trí hẹp, tắc để tăng cường máu đến nuôi dưỡng cho vùng chi đang bị thiếu máu.

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo ra một tuyến đường mới để máu đi vòng qua đoạn động mạch bị tắc. Phẫu thuật giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, hạn chế nguy cơ cắt cụt chi.

Minh họa phẫu thuật bắc cầu động mạch chi dưới
Minh họa phẫu thuật bắc cầu động mạch chi dưới

Trường hợp tắc động mạch chi dưới cấp tính do huyết khối (Bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, rung nhĩ) hoặc do trôi mảng xơ vữa. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là sử dụng dụng cụ lấy huyết khối, mảng xơ vữa.

Thay đổi lối sống

Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh:

Bệnh có liên quan nhiều đến các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mạch máu bao gồm: thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối bỏ thuốc lá và điều trị, kiểm soát tốt các bệnh kèm theo như kiểm soát tốt huyết áp, điều trị bệnh đái tháo đường và tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid.

Duy trì tập thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp, tập luyện với cường độ vừa phải, khi bị đau thì nên dừng lại nghỉ ngơi.

Khuyến cáo của bác sĩ

Một vấn đề quan trọng nhất của bệnh lý động mạch chi dưới là cần khám và phát hiện bệnh sớm, từ khi có những triệu chứng đầu tiên để có phương án điều trị phù hợp và tránh được các biến chứng của bệnh.

Khi đã xuất hiện bệnh, có đau cách hồi, người bệnh cần được tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa tim mạch và dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn. Theo dõi định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng.

Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị bệnh lý động mạch chi dưới bằng tất cả các phương pháp từ nội khoa, can thiệp đến phẫu thuật. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, người bệnh có thể hoàn toàn tin tưởng lựa chọn làm nơi khám và điều trị bệnh.

Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện