Dự Phòng Đột Quỵ Não Cấp 2

Tuy là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng đột quỵ được khi chúng ta lưu tâm điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não

Đột quỵ não (hoặc tai biến mạch máu não) là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não dẫn đến gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và có thể gây tử vong.

Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau tim mạch và ung thư và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hội nghị đột quỵ châu Âu (1997) xác định “Tàn phế do đột quỵ đứng hàng đầu trong các loại bệnh”.
Đột quỵ não là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển.

Tuy là bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể dự phòng đột quỵ được
Tuy là bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể dự phòng đột quỵ được

Chi phí để điều trị cho đột quỵ hàng năm ở Mỹ là 36,5 tỷ USD trong đó bao gồm thuốc men, chăm sóc y tế, số ngày nghỉ việc. Tại Việt Nam chưa có con số chính xác về chi phí điều trị đột quỵ. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Dự báo tới năm 2025 ở Mỹ sẽ có khoảng 18,7% dân số mắc đột quỵ (Gorelick, 2002).

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm những yếu tố nguy cơ không thế tác động được như tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ có thể tác động được. Chúng ta điều trị dự phòng đột quỵ não hiệu quả khi chúng ta điều trị các yếu tố nguy cơ trong nhóm tác động được.

Các yếu tố này bao gồm:

+ Tăng huyết áp
+ Đái tháo đường
+ Rối loạn chuyển hóa lipid máu
+ Hút thuốc lá
+ Rung nhĩ, bệnh van tim
+ Bệnh nhân đã có cơn thiếu máu não thoáng qua …

1. Kiểm soát huyết áp – Dự phòng đột quỵ

Điều trị kiểm soát tốt tăng huyết áp giúp làm giảm nguy cơ bị đột quỵ tái phát .
– Bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nên được kiểm soát huyết áp sau giai đoạn cấp, mức huyết áp phải đạt dưới 140/90 mmHg.
– Đối với bệnh nhân tiểu đường và bệnh thận mạn, huyết áp cần đạt dưới 130/80 mmHg.

6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp:

  • Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương.:
    + Methyldopa, clonidin
    + Prazosin, terazosin, doxazosin
  • Chất ức chế men chuyển angiotensin.:
    + Benazepril, captopril, enalapril, fosinopril, lisinopril, perindopril, quinepril, ramipril, trandolapril…
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB):
    + Azilsartan, candesartan, eprosartan, irbesartan, losartan, olmesartan, telmisartan, valsartan…
  • Thuốc chẹn beta.
    + Thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm chẹn beta giao cảm : Bisoprolol, Metoprolol, Labetalol, Nebivolol, Propranolol, Timolol, Carvedilol, Atenolol…
  • Thuốc chẹn kênh canxi.
    + Amlodipine, Felodipine, Nifedipine, Nisoldipine, Isradipine
  • Thuốc ức chế trực tiếp renin.
  • Thuốc giãn mạch trực tiếp
    + Minoxidil và hydralazin
  • Thuốc lợi tiểu.:
    + Thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlorothiazide, Indapamide, Methyclothiazide hoặc Chlorothiazide…);
    + Thuốc lợi tiểu quai (furosemide, Torsemide, Acid ethacrynic, Bumetanide…);
    +Thuốc lợi tiểu giữ kali (amiloride, Eplerenone, Spironolactone, Triamterene…).
Tăng huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
Tăng huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng

2. Các thuốc kháng kết tập tiểu cầu – Dự phòng đột quỵ

  • Chất ức chế COX : aspirin
  • Chất ức chế Thromboxane: Dipyridamole
  • Thienopyridines: ticlopidine / clopidogrel / prasugrel / ticagrelor
  • Đối kháng thụ thể hoạt hóa Protease: vorapaxa

2.1. Aspirin

  • Liều 50-325mg/ngày . Thường dùng liều 81 hoặc 100 mg/ngày
  • Chỉ định : Đột quỵ do: thiếu máu não, thiếu máu tim cục bộ.
  • Tác dụng phụ:
    – Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột.
    – Hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi.
    – Da: Ban, mày đay.
    – Huyết học: Thiếu máu tan máu.
    – Thần kinh – cơ và xương: Yếu cơ.
    – Hô hấp: Khó thở.
    – Tác dụng không mong muốn khác: sốc phản vệ
  • Chống chỉ định: giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, đặc biệt người có tốc độ lọc cầu thận dưới 30 ml/phút và xơ gan.

2.2. Clopidogrel :

  • Chỉ định : đột qụy, thiếu máu cục bộ (từ 7 ngày đến dưới 6 tháng)
  • Có thể thay thế bằng clopidogrel 75mg/ngày khi dị ứng aspirin hay viêm, loét dạ dày, hành tá tràng.
  • Liều lượng : 75 mg/ ngày
  • Tác dụng phụ : Dễ chảy máu, bầm tím; đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón.

2.3. Kháng tiểu cầu kép

  • Chỉ định : nhồi máu não ổ nhỏ, Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, hệp động mạch nội sọ
  • Thuốc :Aspirin 100 mg + Clopidogrel 75 mg
  • Tác dụng phụ :
    – Tác dụng phụ thường gặp nhất đã được nhận thấy ở DuoPlavin là chảy máu. Chảy máu có thể xảy ra dưới dạng: chảy máu trong dạ dày hoặc trong ruột, bầm máu, tụ máu, chảy máu cam, tiểu ra máu…
    – Tác dụng phụ ít gặp: Đau đầu, loét dạ dày, đi mửa, buồn nôn, táo bón, đầy hơi trong dạ dày hoặc trong ruột, nổi mẩn, ngứa, choáng váng cảm giác tê rắn hoặc kiến bà.
    – Tác dụng phụ hiếm gặp: Chóng mặt.

3. Các thuốc chống đông

  • Chỉ định: rung nhĩ, bệnh van hai lá, người sử dụng van nhân tạo.
  • Thuốc : Kháng vitamin K ( Simtrom ) và chống đông thế hệ mới (rivaroxaban)

4. Kiểm soát đường máu – Dự phòng đột quỵ

  • Điều trị đái tháo đường gồm kiểm soát đường huyết (mục tiêu HbA1c < = 7,0)

– Glucose mao mạch trước ăn: 4.4 – 7.2 mmol/l (80-130 mg/dl)
– Glucose mao mạch sau ăn: < 10 mmol/l (< 180 mg/dl)

  • Thuốc đường uống hay dùng hiện nay:
    – Metfformin
    – Diamicron
    – Duotrol 500 mg/ 5mg
    – Đường Tiêm: Insulin Mix 30/70, Insulin Lantus, Insulin Actrapid

5. Các thuốc Statine – Dự phòng đột quỵ

  • Đối với bệnh nhân Tăng Cholesterol:Dùng nhóm Statin
  • Đối với bệnh nhân Tăng Triglycerid: Fenofibrate

Nên ăn các thực phẩm mỳ, ngô, khoai, các loại dầu thực vật như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nanh.., giàu đạm có nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt như: thịt nạc, tôm cua cá
Điều chỉnh chế độ ăn hạn chế mỡ động vật, phủ tạng động vật, tăng ường rau xanh, quả chín

Tập thể dục hằng ngày – Bí kíp giảm nguy cơ đột quỵ
Tập thể dục hằng ngày – Bí kíp giảm nguy cơ đột quỵ

6. Thay đổi lối sống – Dự phòng đột quỵ

  • Tinh thần cân bằng, luyện tập thể chất hợp lý, chế độ ăn nhiều rau, trái cây và hạn chế muối
  • Luyện tập thể chất giảm nguy cơ tương đối của các biến cố mạch vành và giảm khoảng 5 mmHg HATT
  • Giảm khoảng 3-9% trọng lượng cơ thể thì có thể làm giảm HATT khoảng 3- 5 mmHg và HATTr 3mmHg
  • Nếu giảm natri ăn vào 118mmol ( tương đương 6,7g/ngày) trong 28 ngày làm giảm HATT thu 3,9mmHg

– Ngoài ra còn có các kỹ thuật can thiệp mạch máu

– Bệnh nhân muốn dự phòng đột quỵ não tốt và có hiệu quả cần đi khám định kỳ và cần được sự tư vấn của bác sỹ

Khi đã bị đột quỵ não bạn có thể đến Phòng 306, Tầng 3, Nhà A (Tòa nhà Khám bệnh) hoặc Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được khám, theo dõi, tư vấn cũng như được điều trị phác đồ để dự phòng đột quỵ não tái phát.

Bác sĩ Đinh Thị Thanh – Trung tâm Đột quỵ

 

 

 

 

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật