Béo phì – 1 bệnh lý cần quan tâm

Béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động trong thế kỉ 21. Đây là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của con người

1. Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại cơ thể. Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức:
Chỉ số BMI = Cân nặng cơ thể / (Chiều cao x chiều cao) = kg/m2.
Đối với người trưởng thành BMI bình thường từ 18,5 – 24,9kg/m2; thừa cân từ 25,0- 29,9kg/m2; béo phì ≥ 30 kg/m2
Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên tình trạng béo phì dựa trên độ bách phân BMI theo tuổi và giới

Hình ảnh một bệnh nhân béo phì đến khám tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hình ảnh một bệnh nhân béo phì đến khám tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

2. Ảnh hưởng của thừa cân béo phì đối với cơ thể

Béo phì là bệnh có tính toàn cầu gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khỏe con người.Bệnh ảnh hưởng đến bệnh nhân trên nhiều phương diện:

Ảnh hưởng của bệnh béo phì đối với cơ thể rất nguy hiểm
Ảnh hưởng của bệnh béo phì đối với cơ thể rất nguy hiểm

• Gây cảm giác tự ti, mất niềm tin trong giao tiếp hàng ngày, với người xung quanh và đám đông.. điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc.
Bệnh lý xương khớp do lượng mỡ tích tụ lớn trong cơ thể, trọng lượng cao nên hệ xương khớp phải chịu áp lực lớn hơn gây ra thoái hóa, đau nhức xương khớp.
• Bệnh tiểu đường và béo phì có liên quan mật thiết với nhau, béo phì làm tăng nguy cơ đề kháng insulin, là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Bệnh lý tim mạch do béo phì làm tăng mỡ máu , nếu người bệnh không được kiểm soát sớm sẽ gây xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ..
• Suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh do người bệnh bị béo phì thường kém linh hoạt và ít vận động
• Bệnh lý tiêu hóa do mỡ tích tụ bám vào các quai ruột, suy giảm hoạt động và gây ra táo bón, bệnh trĩ. .
• Rối loạn nội tiết gặp ở cả nam và nữ, gây rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng thụ thai , yếu sinh lý, vô sinh hiếm muộn.
• Bệnh lý hô hấp do tích tụ mỡ quá mức trong lồng ngực, ổ bụng và cơ hoành gây ra tình trạng khó thở, hội chứng Pickwick, khiến bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, có nguy cơ gây tử vong.
• Tăng nguy cơ mắc ung thư do sự có mặt của mỡ thừa nhiều sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém

3. Điều trị và phòng bệnh béo phì

Cách điều trị chính đối với bệnh béo phì là áp dụng các thay đổi lối sống với mục đích điều trị, điều trị bằng thuốc và phẫu thuật

Tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị bệnh béo phì
Tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị bệnh béo phì

3.1. Thay đổi lối sống
Hãy thực hiện những việc làm sau để có một cơ thể khỏe mạnh:
• Chế độ sinh hoạt lành mạnh
– Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
– Không ngồi quá lâu, nên đứng dậy đi lại vận động hoặc thể thao nhẹ nhàng.
– Theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.
• Chế độ ăn uống khoa học
– Cần ăn đủ bữa, đúng giờ, đặc biệt không bỏ bữa ăn sáng vì nó khiến cơ thể mệt mỏi, kích thích ăn nhiều hơn ở những bữa sau.
– Kiêng thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, nước ngọt có ga, rượu bia,…
– Tăng cường ăn trái cây, rau xanh để bổ sung chất xơ.
• Luyện tập thường xuyên
– Nên tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày để cơ thể săn chắc, hạn chế tích tụ mỡ thừa.
– Không nên tập luyện quá sức, tham khảo chế độ tập phù hợp với sức khỏe và điều kiện giờ giấc làm việc của bản thân.
– Những môn thể thao phù hợp: tập gym, yoga, bơi, chạy bộ, đi bộ,…
3.2. Điều trị
– Điều trị bằng thuốc được chỉ định cho bệnh nhân có BMI ≥ 30 kg/m2 ( hoặc ≥ 27 kg/m2 nhưng có kèm theo các bệnh lý do béo phì gây ra) khi bệnh nhân không thể giảm cân trong khi đã thay đổi lối sống. Thuốc uống phải được bác sĩ chỉ định khi cần thiết như Orlistat, Sibutramin, đồng phân GLP1 ( đây đều là các thuốc phải được kê toa bởi bác sĩ chuyên khoa)

Bệnh béo phì là một bệnh mạn tính, cần được điều trị sớm
Bệnh béo phì là một bệnh mạn tính, cần được điều trị sớm

– Điều trị phẫu thuật giảm béo là phương pháp hiệu quả nhất hiện có để điều trị béo phì tuy nhiên là thủ thuật xâm lấn nên bệnh nhân phải được đánh giá cẩn thận trước khi phẫu thuật giảm béo.
Tóm lại Béo phì là một bệnh mạn tính, cần được điều trị sớm. Hiện nay, đã có những loại thuốc hỗ trợ bệnh nhân béo phì để kiểm soát bệnh hiệu quả, an toàn. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn hướng điều trị hợp lý.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hotline: 1800888989

Nguồn tham khảo: Causes of Fatigue and How to Manage It

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật