Phương Pháp Gây Tê Tủy Sống – 8 Điều Cần Biết

1. Gây tê tủy sống là gì ?

Gây tê tủy sống là việc dùng một loại kim chuyên dụng đi vào khe giữa hai thân đốt sống để đưa thuốc tê đi qua khoang ngoài màng cứng vào khoang chứa dịch não tủy. Thuốc tê sẽ ngấm vào đầu rễ thần kinh tại vùng tê, ức chế cảm giác đau mà bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt cuộc phẫu thuật.

2. Đốt sống nào có thể gây tê tủy sống được ?

Thông thường khi gây tê sẽ đưa thuốc tê vào giữa đốt sống từ L1-2 trở xuống đến L4-5 để tránh tổn thương đốt sống. Ở người bình thường khi cúi phần thắt lưng cong ra trước nhất chính là đốt L3.

Gây tê tủy sống vị trí nào?

Sau khi sát trùng vùng da sẽ gây tê, bác sĩ gây mê trải săng vô khuẩn và tiến hành gây tê trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Kích thước kim tê rất nhỏ giúp hạn chế cảm giác đau cũng như tổn thương cho cơ thể bệnh nhân.

3. Gây tê Tủy sống có ưu điểm gì để nó được ưu tiên chọn lựa ?

  • Thao tác nhanh, giảm thời gian chờ trong phẫu thuật, trong phẫu thuật bệnh nhân được tỉnh táo
  • Tác dụng nhanh, tỷ lệ thất bại thấp, an toàn cao, giảm đau sau mổ.
  • Ít gây tác dụng phụ lên đường hô hấp, hệ tim mạch cũng như hệ thần kinh.
  • Sớm phục hồi nhu động ruột, hầu như không ảnh hưởng tiêu hóa sau mổ.

4. Nếu Gây tê tủy sống thì tác dụng bao lâu ?

Thuốc tê sẽ có tác dụng trong 1-3 phút kể từ khi đưa thuốc vào và tan hết trong khoảng từ 2-3 giờ. Người bệnh sẽ mất cảm giác đau hoàn toàn từ vị trí chọc kim xuống đến 2 chân.

5. Gây tê tủy sống được dùng trong những phẫu thuật nào?

  • Phẫu thuật sản khoa : Mổ lấy thai, mổ sa sinh dục,thẩm mỹ,..
  • Phẫu thuật tiết niệu : Tán sỏi niệu quản, U xơ tiền liệt tuyến, cắt bao quy đầu,…
  • Phẫu thuật bụng dưới: Thoát vị bẹn, rò hậu môn, Polip trực tràng, trĩ …
  • Phẫu thuật chi dưới : Thay khớp háng, thay khớp gối, kết hợp xương, xử lý vết thương …..

6. Những bệnh nhân nào không thể gây tê tủy sống ?

  • Bệnh nhân không hợp tác
  • Vùng chọc kim bị nhiễm trùng
  • Cột sống dị dạng
  • Bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê
  • Bệnh nhân suy hô hấp
  • Bệnh nhân bị bệnh tim phổi nặng
  • Bệnh nhân chấn thương sọ não
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu
  • Bệnh nhân thiếu khối lượng tuần hoàn, sốc ..

7. Gây tê tủy sống có tác dụng phụ gây hại gì không?

  • Sau gây tê có thể xuất hiện nôn, buồn nôn nhưng cũng nhanh chóng biến mất, không gây hại cho người bệnh.
  • Ở một số trường hợp khác có xuất hiện triệu chứng như ngứa, đau đầu, biến chứng về hô hấp, bí tiểu nhưng hầu hết có thể điều trị được và xử trí kịp thời đảm bảo an toàn cho người bệnh.
 Ca phẫu thuật chi dưới sử dụng Phương pháp Gây tê tủy sống tại Khoa Gây mê Hồi sức - BVĐK tỉnh Phú Thọ. Trong phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân ra viện sớm.
Ca phẫu thuật chi dưới sử dụng Phương pháp Gây tê tủy sống tại Khoa Gây mê Hồi sức – BVĐK tỉnh Phú Thọ. Trong phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân ra viện sớm.

 Ca phẫu thuật chi dưới sử dụng Phương pháp Gây tê tủy sống tại Khoa Gây mê Hồi sức - BVĐK tỉnh Phú Thọ. Trong phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân ra viện sớm.

8. Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của tê tủy sống?

  • Sau phẫu thuật bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại giường trong 24 giờ đầu, tránh nhấc đầu khỏi giường, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bồi bổ để phục hồi sức khỏe.
  • Khi thấy dấu hiệu bất thường khó thở, bí tiểu cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử trí

Trước, trong và sau khi Gây tê tủy sống, bệnh nhân được theo dõi sát các chỉ số huyết áp, tần số nhịp tim, độ bão hòa oxy trong máu,…để phát hiện và xử trí kịp thời các biểu hiện bất lợi cho bệnh nhân.

Gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm có nhiều ưu điểm được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như Việt Nam. Tại Khoa Gây mê Hồi sức – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Gây tê tủy sống được thực hiện bởi các Bác sĩ Gây mê với nhiều năm kinh nghiệm. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục bởi trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo sự an toàn nhất cho người bệnh.

Điều dưỡng Đỗ Kiều Trang – Khoa Gây mê Hồi sức

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật