Phẫu thuật điều trị gãy đài quay trên màn hình tăng sáng c- arm

Gãy đài quay là một loại gãy xương hay gặp, chiếm 30% gãy xương vùng khuỷu. Khoảng 30% có tổn thương phối hợp: gãy lồi cầu trong, gãy mỏm vẹt, tổn thương thần kinh.

Hình ảnh chụp bệnh nhân gãy đài quay
Hình ảnh chụp bệnh nhân gãy đài quay

Phân loại gãy đài quay

Theo Mason phân loại có 4 loại:

Loại 1: Gãy không di lệch

Loại 2: Gãy di lệch

Loại 3: Gãy thành nhiều mảnh khó hồi phục

Loại 4: Gãy có kèm theo trật khuỷu

Phương pháp điều trị gãy đài quay

Những gãy ít lệch có thể điều trị bảo tồn. Lấy bỏ đài quay hay thay đài quay trong gãy phức tạp không có khả năng phục hồi. Phẫu thuật kết hợp xương giúp phục hồi cơ năng tốt. Biến chứng hay gặp của tình trạng này là liệt quay thấp và hạn chế vận động sấp-ngửa.

Với những trường hợp di lệch nhỏ hơn hoặc bằng 2mm và gập góc nhỏ hơn hoặc bằng 45 độ đối với trẻ dưới 10 tuổi và gập góc nhỏ hơn hoặc bằng 45 độ với trẻ từ 10 tuổi trở lên thì thực hiện nắn bằng kim Kirschner, kết hợp xương ổ gãy dưới C-arm và bó bột cánh – bàn tay. Nếu thực hiện nắn bằng kim thất bại thì thực hiện phẫu thuật kết hợp xương.

Ưu điểm: Phẫu thuật kết hợp xương đài quay dưới màn hình tăng sáng C-Arm không cần can thiệp vào ổ gãy chỉ cần rạch da khoảng 1 cm đầu dưới xương quay, không gây tổn thương bao khớp và dây chằng vùng khuỷu.

Không để lại sẹo vùng ổ gãy, giúp quá trình liền xương và phục hồi sau mổ nhanh

Rút ngắn thời gian điều trị, quá trình phục hồi chức năng sau mổ thuận lợi hơn

Thực hiện kỹ thuật xuyên kim Kirschner nội tủy

  • Tư thế vai: Dang 90 độ và để ngửa cẳng tay;
  • Rạch da ở đầu dưới xương quay kích thước khoảng 1cm;
  • Khoan vỏ xương tại đúng vị trí hành xương của đầu dưới xương quay;
  • Đầu kim Kirschner uốn cong 1,5cm khoảng 20 – 30 độ;
  • Đưa đầu nhọn của kim Kirschner vào lòng tủy và đóng kim cho tới chỏm xương quay;
  • Xoay kim để nắn chỉnh chỏm xương quay đến vị trí tốt;
  • Kiểm tra khả năng sấp – ngửa của cẳng tay, độ vững của ổ gãy;
  • Dùng kim Kirschner nắn chỉnh sao cho ổ gãy xương thẳng trục dưới C-arm;

Trường hợp người bệnh gãy đài quay điển hình

Hình ảnh gãy đài quay của người bệnh V
Hình ảnh gãy đài quay của người bệnh V

Tại khoa Chấn thương II – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận và điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh gãy đài quay. Điển hình là người bệnh nam Nguyễn Thế V 11 tuổi.

Người bệnh được chẩn đoán: Gãy đài quay T do ngã

Qua thăm khám, người bệnh được chỉ định điều trị bằng phương pháp kết hợp xương.

Người bệnh V sau phẫu thuật kết hợp xương đài quay
Người bệnh V sau phẫu thuật kết hợp xương đài quay
Hình ảnh tay của người bệnh sau phẫu thuật gãy đài quay
Hình ảnh tay của người bệnh sau phẫu thuật gãy đài quay

Sau phẫu thuật kết hợp xương đài quay T trên màn hình tăng sáng C-Arm 4 ngày người bệnh được xuất viện, vận động gấp, duỗi, sấp ngửa cẳng tay tốt. Ra viện người bệnh được hướng dẫn tập phục hồi chức năng theo phác đồ.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Tổng đài chăm sóc khách hàng

Tel: 1800.888.989

Nguồn tham khảo:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật