Xoắn tinh hoàn – Những thông tin quan trọng bạn cần biết

Xoắn tinh hoàn ở trẻ là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy dấu hiệu xoắn tinh hoàn vẫn luôn được rất nhiều phụ huynh và nam giới quan tâm. Hãy cùng Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tìm hiểu tất tần tật về xoắn tinh hoàn trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là gì?

Một trong những dấu hiệu xoắn tinh hoàn điển hình là: Xuất hiện những cơn đau dữ đội ở vùng bìu, ống bẹn. Thường xảy ra đột ngột, với cường độ rất mạnh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, vã mồ hôi, kèm theo đó là sốt hoặc có trường hợp không bị sốt.

xoắn tinh hoàn

Hình ảnh dấu hiệu xoắn tinh hoàn dễ nhận biết

Bên cạnh đó, triệu chứng xoắn tinh hoàn còn được biểu hiện như:

  • Xuất hiện cảm giác muốn đi tiểu liên tục, tuy nhiên lượng nước tiểu tiết ra rất ít hoặc không có.
  • Xuất hiện cảm giác bị buốt mỗi khi đi tiểu.
  • Xuất hiện tình trạng sưng đau và cứng bìu.
  • Xuất hiện cơn đau tức bìu lan dọc lên theo hướng thừng tinh hoặc lan xuống phía đùi, ống bẹn và chậu.

Xoắn tinh hoàn biểu hiện tương đối giống với viêm tinh hoàn. Do đó, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu xoắn tinh hoàn, người bệnh cần đến ngay những địa chỉ khám bệnh uy tín.

Người bệnh tránh để tình trạng xoắn tinh diễn ra quá lâu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu tới tinh hoàn. Đặc biệt còn gây nguy hiểm đối với khả năng sinh sản sau này.

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn

Hiện nay mặc dù bệnh xoắn tinh hoàn xuất hiện rất nhiều ở trẻ em nhỏ và nam giới. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến xoắn tinh hoàn là gì. Một số các nguyên nhân xoắn tinh hoàn được chẩn đoán có thể kể đến như:

  • Xảy ra va đập trong lúc ngủ hoặc làm việc khiến tinh hoàn bị tổn thương.
  • Bệnh xoắn tinh hoàn do bất thường bẩm sinh.
  • Do tinh hoàn không xuống đầy đủ ở bìu ở trẻ nhỏ.
  • Do bất cẩn trong hoạt động quan hệ tình dục.
  • Xuất hiện chấn thương ở vùng bìu trong lúc hoạt động.
  • Chế độ tập luyện thể dục không đúng cách.
  • Bệnh xoắn tinh hoàn còn thường xảy ra khi vào mùa lạnh.

xoắn tinh hoàn

Bệnh xoắn tinh hoàn do bất thường bẩm sinh

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Xoắn tinh hoàn là bệnh vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Một số biến chứng sau thường gặp sau khi mắc bệnh xoắn tinh hoàn như:

  • Nếu không phẫu thuật để loại bỏ mô tinh hoàn bị tổn thương kịp thời có thể dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng tinh hoàn.
  • Nếu để bệnh xoắn tinh hoàn diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến teo tinh hoàn. Dần dần người bệnh sẽ mất khả năng sản sinh tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Nếu tinh hoàn bị hoại tử và bị cắt bỏ, khả năng sinh sản của người bệnh sẽ bị giảm. Đặc biệt còn có thể bị vô sinh.

xoắn tinh hoàn

Đối với với trường hợp xoắn tinh hoàn xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án tốt nhất. Một số trường hợp nhẹ thì chưa cần phải phẫu thuật ngay để cố định tinh hoàn trong bìu. Đối với các trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật, trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và teo tinh hoàn.

Do đó, phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra bìu của trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

Cách điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả nhất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Một trong những cách điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả nhất là phẫu thuật xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên, chỉ được thực hiện sau khi đã thông qua khám lâm sàng và siêu âm Doppler mà không thể loại bỏ. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời trong vòng 6h thì có thể thực hiện tháo xoắn tinh hoàn bằng tay và theo dõi kết quả.

Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn và tinh hoàn đã xuất hiện dấu hiệu bị hoại tử, không có khả năng bảo tồn thì chỉ có thể phẫu thuật cắt bỏ. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tinh hoàn đã bị hoại tử và cố định bên còn lại. Sau khi đã tiến hành xong, người bệnh có thể cấy một tinh hoàn nhân tạo hoặc tinh hoàn giả.

xoắn tinh hoàn

Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn

Người bệnh sau khi phẫu thuật xoắn tinh hoàn cần đặc biệt lưu ý tránh các hoạt động thể thao trong vòng một vài tuần. Cần có các chế độ sinh hoạt khoa học, tránh quan hệ tình dục trong thời gian này.

Bác sĩ sẽ cho người bệnh biết chính xác thời điểm có thể quay lại sinh hoạt bình thường. Nếu người bệnh muốn cấy tinh hoàn giả hoặc nhân tạo cần phải thực hiện sau vài tháng kể từ khi tiến hành phẫu thuật.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật