Bệnh Viêm Xoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Bệnh gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Cần nắm được các dấu hiệu điển hình của viêm xoang để sớm phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Viêm xoang là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai, gây nhiều triệu chứng khó chịu

Viêm xoang là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai, gây nhiều triệu chứng khó chịu

  1. Tổng quan về bệnh viêm xoang

Viêm xoang còn được gọi là viêm mũi xoang, là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc hô hấp lớp lót trong các xoang cạnh mũi. Khi bị viêm xoang, lớp niêm mạc phù nề gây tăng tiết dịch nhầy, trong khi phù nề thu hẹp đường kính các lỗ xoang khiến cho dịch không thoát ra ngoài được dẫn đến tắc nghẽn xoang. Tác nhân gây nên tình trạng này là vi trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng.

Viêm xoang nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và khỏi trước 4 tuần thì được gọi là viêm xoang cấp tính. Viêm xoang kéo dài trên 3 tháng và tái đi tái lại thì gọi là viêm xoang mãn tính.

Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang. Yếu tổ khởi phát thường gặp nhất là bệnh viêm mũi họng cấp cảm.

2. Dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Với những trường hợp bệnh nặng, sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình sau:

Đau nhức

Tùy thuộc vào mức độ, vị trí xoang bị viêm thì cảm giác đau nhức cũng sẽ khác nhau. Nếu viêm xoang hàm thì sẽ gây đau nhức vùng má, viêm xoang sàng trước thì người bệnh thấy đau nhức vùng giữa 2 mắt, nếu viêm xoang trán thì gây đau nhức khu vực giữa 2 hàng lông mày, viêm xoang bướm gây đay nhức vùng gáy, đau sâu trong mũi.

Chảy dịch

Chảy dịch nhày mũi là hiện tượng mà hầu hết ai bị viêm xoang cũng gặp phải. Dịch nhày có thể chảy xuống họng hoặc chảy ra mũi trước. Chảy dịch mũi khiến người bệnh thường xuyên phải khụt khịt và khó chịu ở cổ họng, khạc nhổ liên tục. Tùy vào mức độ bệnh, dịch mũi có thể có màu trắng đục, vàng nhạt, hay màu xanh và có mùi hôi khó chịu.

Nghẹt mũi

Nghẹt mũi có thể là biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường nhưng ai bị viêm xoang dường như cũng phải đối mặt với tình trạng này. Người bệnh có thể bị nghẹt 1 hay 2 bên mũi rất khó chịu và mệt mỏi.

Điếc mũi

Viêm xoang nếu không được điều trị sớm thì bệnh sẽ ngày càng nặng, gây phù nề nhiều và bệnh nhân có thể không phân biệt được mùi do thần kinh khứu giác bị ảnh hưởng.

Ngoài 4 triệu chứng phổ biến trên, người bị viêm xoang còn có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng như sốt, đau xung quanh mắt, đau nhức khi hắt hơi, chán ăn, mệt mỏi…

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:

  • Virus

Thông thường các bệnh nhiễm trùng xoang đều bắt đầu từ những triệu chứng cảm lạnh. Nguyên nhân do virus, làm sung huyết các mô mũi, chặn bít các lỗ thông thường dẫn lưu xoang.

Nếu xuất phát từ nguyên nhân này, mọi loại thuốc đều không có tác dụng, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng một tuần. Thuốc nhỏ thông mũi có thể được sử dụng nhưng không sử dụng quá 5 ngày để tránh rơi vào tình trạng lệ thuộc.

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa xoang bị viêm do virus cũng tương tự như cảm lạnh và cảm cúm, đó là tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm.

  • Dị ứng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị viêm xoang do dị ứng (viêm xoang dị ứng) có xu hướng bị nặng hơn so với bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố khác. Do đó, nếu cơ địa dễ bị mẫn cảm với phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, nước hoa… hãy tránh xa những thứ này.

  • Vi khuẩn

Nếu bị cảm lạnh và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 10 – 15 ngày, nguyên nhân có thể do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc vi khuẩn Haemophilusenzae. Đây là những vi khuẩn thường khu trú trong các khoang mũi họng, khi cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe, phế cầu khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh. Cảm lạnh sau một thời gian sẽ biến chứng thành viêm xoang. Tuy nhiên, tin vui là: viêm xoang do vi khuẩn có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin.

  • Polyp

Polyp mũi là những u nhỏ lành tính phát triển từ các mô mũi hoặc xoang, khiến các hốc xoang bị tắc nghẽn, ngăn cản dịch mũi chảy ra và gây nhiễm trùng xoang. Những u nhỏ này cũng có thể hạn chế đường dẫn khí, gây đau đầu, giảm độ nhạy của khứu giác.

Thuốc xịt mũi steroid thường được dùng trong điều trị viêm xoang do polyp. Nếu điều trị không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

  • Ô nhiễm không khí

Cũng theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, không khí ô nhiễm góp phần gây kích ứng mũi, gây viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tình trạng càng nặng nề hơn nếu người bệnh đang bị dị ứng hoặc hen suyễn.

  • Bơi/ lặn hồ bơi quá lâu

Nếu rơi vào tình trạng dễ bị nhiễm trùng xoang, bạn không nên bơi, lặn quá lâu trong hồ bơi. Chất clo có trong hồ bơi sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi, gây viêm mô, hình thành bệnh viêm xoang.

  • Tần suất đi máy bay dày đặc

Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Điều này sẽ gây áp lực tích tụ trong đầu, chặn đường dẫn khí và khiến các triệu chứng viêm xoang trở nặng. Để khắc phục, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi hoặc ống hít trước khi máy bay cất/ hạ cánh, giữ vùng xoang luôn sạch sẽ.

  • Nấm

Nhiễm trùng xoang thường gặp ở người có hệ miễn dịch yếu nhưng người khỏe mạnh cũng không nằm ngoài nguy cơ.

Aspergillus là loại nấm phổ biến gây viêm xoang. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, nấm có cơ hội phát triển, đặc biệt là trong môi trường ẩm và tối tăm như các xoang.

  • Lạm dụng thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi giúp làm sạch khoang mũi, giảm nghẹt mũi, nhưng cũng làm tắc nghẽn các mạch máu trong mũi. Vì thế, lạm dụng thuốc xịt mũi có thể khiến các triệu chứng nặng nề hơn, đặc biệt khi không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Hút thuốc lá

Khói thuốc lá cũng có khả năng kích ứng mũi và gây viêm, dẫn tới nhiễm trùng xoang. Lý do gây viêm là do hệ thống làm sạch xoang tự nhiên của mũi đã bị tổn thương do khói thuốc.

  • Bất thường bẩm sinh vùng mũi

Những bất thường ở mũi do bẩm sinh (như đường dẫn lưu hẹp, khe hở vòm miệng, lệch vách ngăn mũi…) càng thúc đẩy nguy cơ nhiễm trùng xoang. Giải pháp phẫu thuật sớm sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm xoang

4. Cách chữa viêm xoang

Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp viêm xoang cấp tính

Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp viêm xoang cấp tính

Dùng thuốc điều trị

Thuốc điều trị viêm xoang bao gồm thuốc giảm đau và kháng sinh:

  • Thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) giúp giảm các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra như đau đầu, áp lực ở má, trán.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu các triệu chứng đau đầu, ho, nghẹt mũi… kéo dài vài tuần, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Liều dùng có thể kéo dài 3-14 ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được tiến hành nếu tất cả các giải pháp trên không phát huy hiệu quả. Thủ thuật phẫu thuật có thể làm sạch xoang, loại bỏ poly hoặc điều chỉnh vách ngăn bị lệch.

Các biện pháp khác

Nếu các biện pháp khắc phục trên không đem đến hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định liệu viêm xoang có đến từ nguyên nhân dị ứng

5. Cách phòng ngừa viêm xoang

Đối với người lớn

  • Chú ý đến việc phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, giữ ấm cơ thể.
  • Tránh xa môi trường khói thuốc và không khí ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ gây kích ứng, viêm phổi và đường hô hấp.
  • Chú ý đến các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm. Thêm độ ẩm vào không khí sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang. Lưu ý, vệ sinh thường xuyên máy để duy trì tình trạng máy luôn sạch và không có nấm mốc sinh sôi.

Đối với trẻ em

  • Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách, đúng liều lượng bằng dung dịch nước muối (dạng xịt hoặc nhỏ)
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô.
  • Tránh tối đa việc trẻ hít phải khói thuốc hay các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ đi bơi/ lặn quá lâu ở các hồ bơi chứa clo để không gây kích ứng mũi và xoang của trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước.
  • Tuân thủ việc tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đặc biệt là tiêm vắc xin ngừa cúm và các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế cầu…).
  • Không để trẻ tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, cần đưa trẻ đi khám và điều trị đúng cách tại các chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.

Hiện nay, Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về tai mũi họng. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại bệnh viện, khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản tại các bệnh viện hàng đầu trong cả nước.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện