Các chấn thương phổ biến trong dịp Tết và cách phòng tránh

Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ, sum vầy, nhưng cũng là thời điểm gia tăng nguy cơ xảy ra các chấn thương. Cùng tìm hiểu những chấn thương phổ biến trong dịp Tết và biện pháp phòng tránh trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Các chấn thương phổ biến trong dịp Tết và cách phòng tránh

Cần lưu ý phòng tránh các chấn thương để đón Tết an toàn

Chấn thương do tai nạn giao thông

Trong dịp Tết, lưu lượng giao thông gia tăng đột biến do các hoạt động mua sắm, tất niên, liên hoan sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè chúc Tết, tân niên chào năm mới… khiến việc sử dụng rượu bia là khó tránh khỏi. Việc tham gia giao thông với tâm lý nôn nóng, mất tập trung hoặc trong trạng thái say rượu là hết sức nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến tai nạn.

Để phòng tránh chấn thương do tai nạn giao thông trong dịp Tết, chúng ta cần chú ý:

  • Tuân thủ luật an toàn giao thông.
  • Tuyệt đối không lái xe khi đã uống rượu bia.
  • Giữ trạng thái tập trung khi lái xe.
  • Sắp xếp thời gian du xuân hợp lý, tránh di chuyển vội vàng.

Các chấn thương phổ biến trong dịp Tết và cách phòng tránh

Chấn thương do bỏng

  • Bỏng do nấu nướng: Khi chế biến các món ăn, nhất là những món chiên rán rất dễ xảy ra tình trạng dầu bắn hoặc nước sôi tràn ra gây bỏng. Sơ suất khi bưng bê các món ăn nóng cũng có thể dẫn đến bỏng tay, chân.
  • Bỏng do pháo: Đối tượng bị bỏng do pháo đa số là trẻ em. Các loại pháo hoa, nhất là pháo sáng hoặc pháo nổ cũng có thể gây bỏng nặng.

Các chấn thương phổ biến trong dịp Tết và cách phòng tránh

Bỏng do các loại pháo thường xảy ra trong dịp Tết

  • Bỏng do nến và đèn trang trí: Việc thắp nến hoặc sử dụng các loại đèn lồng chứa nến bên trong có thể là nguyên nhân gây cháy, bỏng.
  • Bỏng do hóa chất tẩy rửa: Dịp Tết mọi người thường dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa bằng các loại hóa chất mạnh như nước tẩy rửa, axit, kiềm,… có thể gây bỏng da nếu không cẩn thận.

Để phòng tránh nguy cơ bỏng trong dịp Tết, cần chú ý:

  • Cẩn trọng khi nấu ăn và di chuyển trong khu vực nấu nướng.
  • Không sử dụng pháo tự chế, pháo không rõ nguồn gốc. Không để cho trẻ em tự ý chơi pháo một mình mà không có sự giám sát chặt chẽ của người lớn.
  • Tránh sử dụng đèn lồng, thắp nến trong khu vực chật hẹp, nhiều đồ trang trí dễ bắt lửa.
  • Sử dụng găng tay, đeo khẩu trang và cẩn thận khi sử dụng hóa chất tẩy rửa.

Chấn thương do tai nạn sinh hoạt

Các chấn thương phổ biến trong dịp Tết và cách phòng tránh

Cần cẩn thận khi dọn nhà đón Tết để tránh những chấn thương không mong muốn

Các tai nạn sinh hoạt thường gặp ngày Tết bao gồm: Té ngã, đứt tay trong lúc nấu ăn, chấn thương khi mang vác vật nặng, các vết thương gây ra do đồ trang trí sắc nhọn…

Để tránh nguy cơ tai nạn sinh hoạt trong dịp Tết cần chú ý:

  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi lau dọn hoặc trang trí nhà cửa.
  • Đảm bảo dao, kéo và các dụng cụ nhà bếp luôn ở vị trí an toàn.
  • Tránh để trẻ em lại gần bếp và các khu vực nguy hiểm.
  • Cẩn trọng khi bê vác vật nặng…

Chấn thương do vui chơi ngoài trời

Dịp Tết là thời điểm lý tưởng để mọi người tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như du xuân, dã ngoại, chơi thể thao hay tham gia các lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, những hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây chấn thương nếu không cẩn thận.

Các chấn thương phổ biến trong dịp Tết và cách phòng tránh

Các trò chơi dân gian ngày Tết cũng có thể gây ra chấn thương

Để phòng tránh tai nạn khi vui chơi ngoài trời trong những ngày Tết, chúng ta cần lưu ý:

  • Chọn địa điểm vui chơi phù hợp, an toàn.
  • Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi chơi thể thao.
  • Giám sát trẻ em khi vui chơi.
  • Chú ý người cao tuổi khi đi du xuân bên ngoài.
  • Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi thời tiết xấu.

Trên đây là một số chấn thương thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh. Mỗi người trong chúng ta hãy luôn chú ý cẩn trọng, chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các nguyên tắc an toàn để những ngày Tết được an toàn và vui vẻ.

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe và cần hỗ trợ y tế, người dân vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline (tiếp nhận 24/24h): 1800 888 989

Tác giả: BSCKII. Nguyễn Văn Bảy

Cộng sự: Trần Thu Vân

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật