Cảnh giác với bệnh bạch hầu: Tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh

Cảnh giác với bệnh bạch hầu: Tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh

Từ đầu tháng 06/2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại huyện Krông Nô và huyện ĐắkGlong, trong đó đã có trường hợp tử vong là một bé gái 9 tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh và có thể trở thành dịch nếu không được khống chế kịp thời.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 26/6/2020, Bộ Y tế đã có ng văn số 3476/BYT-DT gửi UBND tỉnh Đắk Nông về việc tăng cường ng tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu. Vậy bệnh bạch hầu là gì, mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với ThS.BS Trần Thị Thùy Linh  trong bài viết dưới đây.

Cảnh giác với bệnh bạch hầu
                                   Cảnh giác với bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Triệu chứng nhiễm bệnh bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm: Sốt, ớn lạnh, sưng các tuyến ở cổ, ho, viêm họng, sưng họng, da xanh tái, chảy nước dãi, có cảm giác lo lắng, sợ hãi.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm: khó thở hoặc khó nuốt, thay đổi thị lực, nói lắp, các dấu hiệu sốc, ví dụ như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim đập nhanh

Biến chứng của bệnh bạch hầu:

Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.

Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tiên lượng thường xấu, tỉ lệ tử vong rất cao.

Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đếndây thần kinh vận động và thường hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác. Liệt màn khẩu cái (màn hầu) thường xuất hiện vào tuần thứ ba của bệnh. Liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi và liệt cơ hoành có thể xảy ra vào tuần thứ năm của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả của liệt cơ hoành.

Các biến chứng khác có thể xảy ra như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi.

Tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh bạch hầu

Đó là khuyến cáo của ThS.BS Trần Thị Thùy Linh

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện