Gây Mê – 7 Câu Hỏi Thường Gặp

Gây mê là một chuyên ngành sâu trong y khoa. Tất cả người bệnh cần phẫu thuật đều lo lắng khi phẫu thuật có bị đau hay không, có nguy hiểm và biến chứng gì không?

1. Khái niệm?

Gây mê là phương pháp vô cảm có mục đích làm mất tạm thời ý thức, cảm giác và các phản xạ của bệnh nhân bằng các thuốc mê tác động lên hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó, bệnh nhân nằm yên, không đau và không lo lắng hay cử động trong suốt quá trình phẫu thuật.

Điều dưỡng gây mê trong các ca phẫu thuật

2. Vai trò?

Để bệnh nhân nằm yên, không lo lắng, không đau, không cục cựa và đặc biệt là để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật. Đau đớn và sợ hãi quá mức chịu đựng sẽ dẫn đến phản xạ ngưng tim chết người. Vì vậy đã phẫu thuật là phải có gây mê.

3. Có ảnh hưởng đến tính mạng không?

Mục đích chính là đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi phẫu thuật và với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc gây mê đã được thực hiện rộng rãi hơn với ít những biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi được tiến hành phẫu thuật.

4. Cần chuẩn bị gì?

Người bệnh trước phẫu thuật  sẽ được kiểm tra các chức năng quan trọng trong cơ thể để các bác sĩ đưa ra phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ nhịn ăn trước phẫu thuật 6 tiếng và nhịn uống 3 tiếng trước gây mê. Việc giữ cho dạ dày trống rỗng rất quan trọng khi gây mê để tránh biến chứng trào ngược thức ăn làm tắc đường thở ngay lập tức.

5. Tiến hành nhiều lần liên tiếp có hại gì không?

Không, dù là nhiều lần liên tiếp. Rất nhanh, các thuốc mê sẽ đào thải hoàn toàn sau khi phẫu thuật.

Hình ảnh Ekip gây mê trong ca ghép thận không cùng huyết thống tại BVĐK tỉnh Phú Thọ

6. Có làm mất trí nhớ hay không?

Không. Các nghiên cứu cho thấy rằng gây mê không làm mất trí nhớ ở người trưởng thành và trẻ lớn trên 2 tuổi. Có nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật vẫn linh hoạt và nhớ rất rõ những gì xảy ra khi nằm bệnh viện, đến nhiều năm sau vẫn kể rất chính xác .

7. Sau bao lâu thì tỉnh?

Với sự tiến bộ của thuốc mê cũng như phương pháp gây mê mà hầu như bệnh nhân sẽ tỉnh sau phẫu thuật vài phút do các thuốc mê thế hệ mới được đào thải nhanh sau khi ngưng sử dụng thuốc.

8. Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Tập thể Khoa Gây mê Hồi sức - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

  • Các bác sỹ tại Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo liên tục nhằm áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình gây mê, gây tê và giảm đau cho bệnh nhân.
  • Với trang thiết bị hiện đại như máy thở, máy mê, mornitoring, máy siêu âm, máy TCI ….đã và đang tiến hành các kỹ thuật cao trong phẫu thuật cho bệnh nhân (Gây mê cân bằng, gây mê nồng độ đích, gây tê dưới siêu âm, giảm đau sau mổ…). Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, với hàng trăm ngàn ca gây mê hồi sức, chúng tôi tự hào: Gây mê an toàn – chuyên nghiệp hiệu quả

Điều dưỡng Hà Huy Hiệp

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật