Tỉ lệ bệnh nhân bị di chứng phổi hậu COVID khoảng 20-40%. Trong đó, khó thở là triệu chứng thường gặp nhất với tỉ lệ mắc lên đến 40-66%.Theo thống kê tại Phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trong số 4000 bệnh nhân đến khám, khoảng 50% có triệu chứng khó thở. Đây cũng là tỷ lệ ghi nhận được tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.
Những ai thường bị khó thở trong hội chứng hậu covid-19
Tất cả F0 đều có thể gặp khó thở hậu Covid, bao gồm người không triệu chứng cho đến bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực (ICU).
Biểu hiện bệnh
Người bệnh có thể thở nông hoặc sâu hơn bình thường. Các hoạt động thường ngày có thể gây khó thở như đi lại, làm việc nhà. Đôi lúc cảm thấy hụt hơi, nói ngập ngừng.
Khi gặp triệu chứng khó thở, người bệnh cần ngừng nói hay di chuyển, từ từ phục hồi nhịp thở, thư giãn bằng cách nhìn cảnh vật, thực hiện bài tập kiểm soát hơi thở. Các bài tập thở và vật lý trị liệu được đánh giá là có hiệu quả trong khắc phục tình trạng này.
Các nguyên nhân dẫn đến khó thở
Các bất thường chức năng và hình ảnh học lâu dài thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị viêm phổi nặng do COVID-19 cấp, đặc biệt những người cần thở oxy lưu lượng cao (HFNC) và thở máy.
Sự hình thành tổn thương xơ hóa ở phổi cũng xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, có thời gian nằm viện dài, có bệnh phổi mạn tính và xơ hóa phổi có liên quan đến sự tăng cao nồng độ các cytokines trong máu. Tình trạng xơ hóa này tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú trong phổi, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi sau khi khỏi COVID-19, góp thêm một nguyên nhân gây khó thở.
Tư vấn điều trị và tập thở tại nhà
Để tầm soát và đánh giá khó thở, bạn theo dõi độ bão hòa oxy máu ngoại vi (SpO2) tại nhà, kiểm tra khả năng vận động – phù hợp với từng bệnh nhân.
Đối với những bệnh nhân khó thở kéo dài trên 12 tuần sau nhiễm trùng thì cần loại trừ các tổn thương thực thể ở phổi bằng xquang ngực thẳng, có thể cần chụp CTscan ngực độ phân giải cao và các thăm dò chức năng hô hấp.
Những chiến lược kiểm soát khó thở không dùng thuốc được công nhận bao gồm: các bài tập thở, tập hồi phục chức năng phổi, duy trì tư thế tối ưu để giảm khó thở tư thế.
Người bệnh có thể tập thở chím môi, theo đó, cần tập trung vào nhịp thở, thở chậm và thư giãn nhịp nhàng. Mím môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ 3-5 giây nếu không khó thở sau đó chúm môi như thổi sáo và từ từ thở ra bằng miệng trong 4 nhịp.
Ngoài ra, tập thở bụng và tập thở ngực là hai bài tập hỗ trợ phục hồi di chứng hậu Covid-19 theo y học
- Thứ nhất là thở bụng. Thở theo nhịp điệu “êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài”. “Êm, nhẹ” có nghĩa là không khí qua mũi vào phổi, từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người đứng bên không nghe thấy hơi thở, bản thân cũng không nghe thấy hơi thở của mình. “Đều” có nghĩa là thở theo một nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập luyện ở tư thế, không có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngắn, lúc dài. Phải dùng ý để điều chỉnh hơi thở cho đạt yêu cầu trên. “Chậm, sâu, dài” có nghĩa là khi hít vào phải sâu, khi thở ra phải dài, tốc độ chậm. Có chậm mới bảo đảm được êm, nhẹ. Khi thở đạt êm đều nhẹ chậm sâu dài rồi, số lần thở trong một phút sẽ giảm xuống còn 6 -10 lần. Có thể ít hơn nữa tùy theo sức. Khi thở ra bụng dưới lép xuống khi hít vào bụng dưới phồng lên. Đây là biểu hiện bên ngoài của thở. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.
- Thứ hai là thở ngực. Sau một thời gian luyện thở, một số người có thể từ thở tự nhiên có điều chỉnh chuyển dần thành thở ngực, cũng có người cố tập để đạt thở ngực. Tiêu chuẩn của thở ngực là thở theo nhịp điệu: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng. Lưu ý, thở sâu có tác dụng chung làm tinh thần dễ đi vào yên tĩnh, thông qua sự thay đổi áp lực ở bụng và ngực để xoa bóp nội tạng một cách nhịp nhàng, trong một thời gian tương đối dài làm tăng sức khỏe của nội tạng và cải thiện tuần hoàn trong ổ bụng. Càng làm dãn tốt tinh thần càng yên tĩnh, càng dễ đạt yêu cầu của thở sâu. Do đó vấn đề quan trọng trong luyện thở vẫn là làm dãn tốt và đạt yên tĩnh tốt.
Khi thở sâu, hết sức tránh gò bó, tránh việc điều khiển các bắp thịt bụng, ngực tham gia vào việc thở, vì như vậy dễ mệt mỏi. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần. cổ truyền, nhằm tăng thông khí phổi.