Nhiễm ký sinh trùng và dấu hiệu nhận biết

Nhiễm ký sinh trùng là gì?

Nhiễm ký sinh trùng là tình trạng cơ thể bị xâm nhập và gây bệnh bởi các loại ký sinh trùng. Ký sinh trùng là những sinh vật sống bám vào cơ thể vật chủ để lấy dinh dưỡng, và chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người.

Có ba loại ký sinh trùng chính gây bệnh cho người là: động vật đơn bào nguyên sinh, giun sán và ngoại ký sinh.

Nhiễm ký sinh trùng và dấu hiệu nhận biết
Nhiễm ký sinh trùng và dấu hiệu nhận biết
  • Động vật nguyên sinh là sinh vật đơn bào: Đây là nhóm ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ, thường chỉ có một tế bào như: Plasmodium (gây bệnh sốt rét), Toxoplasma gondii (gây bệnh Toxoplasma), amip Naegleria fowleri (gây viêm màng não), amip Entamoeba histolytica (gây bệnh kiết lị)…
  • Giun sán là sinh vật đa bào, có thể chia thành: giun hình ống và sán dẹp (sán dẹp bao gồm sán dây và sán lá).
  • Ngoại ký sinh: Nhóm này bao gồm các loài côn trùng và động vật ký sinh trên da như chấy, rận, ve, bọ chét, và muỗi.

Nhiễm ký sinh trùng do động vật đơn bào và giun sán gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao.

Nguyên nhân và con đường lây nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau:

  • Động vật đơn bào và giun sán có thể lây qua nước bị ô nhiễm, thức ăn, chất thải, đất và máu.
  • Một số có thể lây truyền qua quan hệ tình dục.
  • Một số lây truyền qua vật mang mầm bệnh như muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, hoặc lây nhiễm từ động vật sang người như: Toxocara canis (giun đũa chó), Toxocara cati (giun đũa mèo), giun móc chó mèo…

Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm ký sinh trùng

a2 2

Các triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng thường không đặc hiệu. Có một số biểu hiện phổ biến của bệnh do ký sinh trùng như:

– Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngoài da;

– Dị ứng da (phát ban đỏ, nổi mề đay);

– Đau bụng, dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày;

– Táo bón hoặc tiêu chảy;

– Đầy hơi, khó tiêu;

– Buồn nôn, nôn;

– Chán ăn; hoặc thèm ăn, ăn nhiều hơn nhưng vẫn giảm cân;

– Xanh xao, mệt mỏi;

– Ảnh hưởng thần kinh: kém tập trung, giảm trí nhớ, lo lắng, căng thẳng;

– Mờ mắt dần dần;

– Đau đầu dữ dội;

– Co giật;

– Sốt kéo dài;

– Ngứa ngáy hậu môn;

Một số triệu chứng ở trẻ em như: chán ăn, nghiến răng khi ngủ, quấy khóc ban đêm, suy dinh dưỡng, chậm lớn, bụng đầy, ngứa hậu môn, học kém.

Khi có dấu hiệu cơ thể nhiễm ký sinh trùng, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Hãy đến cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ với cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên sâu thuộc tuyến Trung ương, sẵn sàng tiếp nhận tất cả các trường hợp khám chữa bệnh và cấp cứu đến với Bệnh viện.

Người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe, vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Hotline: 1800 888 989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật