Phụ nữ Việt Nam trong công tác chống dịch bệnh COVID-19

Dịch bệnh COVID- 19 đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ – những người được coi là “phái yếu” song lại thường vừa đảm đương công việc xã hội, vừa chăm lo cho gia đình.  

Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa

20102021 phu nu chong dich 1

Nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia tay người thân chuẩn bị bước vào trận chiến với COVID-19

Trong thời gian qua, công tác nắm bắt tình hình, ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp Hội chủ động, phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch.

Trước tình hình dịch bùng phát tại các tỉnh phía Nam và đặc biệt tại tỉnh Phú Thọ, Hôi Phụ nữ tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phụ nữ chung tay phòng chống dịch COVID-19, trong đó phát động phong trào thi đua “Phụ nữ cả nước hướng về miền Nam ruột thịt”, phát động chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”; nghiên cứu, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do COVID-19 trên phạm vi của tỉnh nhằm tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đến đủ 18 tuổi.

Nhằm san sẻ gánh nặng với phái yếu trong bối cảnh dịch bệnh, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam gửi thư thăm hỏi động viên chị em hội viên, phụ nữ và cán bộ Hội ở các tỉnh, thành trên cả nước; làm việc trực tuyến với Chủ tịch Hội LHPN 20 tỉnh/thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và Chủ tịch Hội LHPN các tỉnh/thành theo cụm thi đua. Từ đó, nắm bắt kịp thời tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương, những vấn đề khó khăn, bất cập trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, việc giám sát triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ.

TW Hội cũng chỉ đạo Hội LHPN các tỉnh/thành rà soát, cập nhanh số liệu trẻ em mồ côi cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ do COVID-19 để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời trước mắt cho các cháu.

Lan tỏa những tấm gương điển hình…

Những biện pháp tích cực, chủ động của TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã mang lại kết quả cụ thể, góp phần bảo hỗ trợ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh dịch bệnh.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, Hội Phụ nữ đã lập album ảnh “Phụ nữ đoàn kết, chung sức đồng lòng chiến thắng đại dịch COVID-19” trên fanpage về các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống dịch COVID-19 của các các Cấp hội tại địa phương. Nhiều sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ phòng, chống dịch, thể hiện vị thế, vai trò của phụ nữ tiên phong, sáng tạo, kết nối, phát huy ảnh hưởng của Hội, thúc đẩy bình đẳng giới trong bối cảnh dịch bệnh.

Trong thời gian qua, Hội đã tổ chức nhiều sự kiện trực tuyến để tuyên truyền, lan tỏa thông điệp kiên cường vượt qua đại dịch COVID-19, nổi bật như: Chiến dịch “Vì nụ cười phụ nữ” nhằm tôn vinh những nỗ lực của phụ nữ Việt Nam vượt qua thách thức, trong đại dịch COVID-19, lan toả được hình ảnh đẹp về người phụ nữ và thông điệp tích cực vì cộng đồng. Hội đã tổ chức thành công Lễ phát động trực tuyến chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, kêu gọi phụ nữ ủng hộ, chia sẻ, giúp phụ nữ, trẻ em vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh, thiên tai, truyền thông rộng rãi trong cộng đồng về thông điệp nhân văn của Chương trình và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân.

Bên cạnh đó, Hội cũng trực tiếp vận động nguồn hàng tài trợ từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của Hội LHPN; giao trách nhiệm cho Hội LHPN cấp dưới trực tiếp tiếp nhận và chuyển nguồn hỗ trợ thực phẩm thiết yếu kịp thời cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Khẳng định dấu ấn của phụ nữ trong cuộc chiến chống đại dịch

20102021 phu nu chong dich 2

20102021 phu nu chong dich 3

Tập thể phụ nữ quyết tâm

Đại dịch đã tạo thêm những rào cản mới, làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng về kinh tế – xã hội. Dù vẫn được gọi “là phái yếu” song phụ nữ vừa đóng vai trò lao động sản xuất trong xã hội, lại thường là người đảm đương công việc chăm sóc gia đình. Cũng như nhiều các quốc gia khác, phụ nữ Việt Nam đang phải đối mặt với những mảng tối của bất bình đẳng giới khi bạo lực gia đình gia tăng, phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc mà không được trả lương, mất việc làm và nghèo đói. Đợt bùng phát thứ 3 và thứ 4 của đại dịch ở nước ta đã tác động mạnh mẽ đến việc làm, sinh kế của lao động nữ, nhất là lao động trung niên, làm những công việc không ổn định, khiến thu nhập bình quân tháng trong nửa đầu năm 2011 của phụ nữ chỉ bằng 71% của nam giới (4,9 triệu đồng so với 7,1 triệu).

Hội LHPN xác định trong thời gian tới, một mặt tiếp tục vận động, phát huy nội lực, vai trò chủ thể của phụ nữ để phòng chống dịch và khôi phục kinh tế trong điều kiện “bình thường mới” ngay từ gia đình, thôn xóm; đồng thời khai thác, vận động mọi nguồn lực xã hội để kịp thời hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của phụ nữ, đặc biệt những nhóm phụ nữ bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Càng ngày vai trò của phụ nữ càng được coi trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những đóng góp của phụ nữ không chỉ giúp “giữ lửa” cho mỗi gia đình, mà còn góp phần tạo dựng, thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Trong những giai đoạn khó khăn bởi đại dịch thì vai trò của “phái yếu” lại càng được tô đậm và thể hiện mạnh mẽ.

Hồng Nhung

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện