Với tỷ lệ mang gene Thalassemia trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người Việt mang gene bệnh. Nhiều dân tộc tỷ lệ mang gene Thalassemia lên tới 30-40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.
1.Tình hình Thalassemia tại Việt Nam thực sự đáng báo động
Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) tại Việt Nam do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp tổ chức chiều 28/4. Hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới (8/5).
TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia thuộc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết những con số về tình hình Thalassemia tại Việt Nam thực sự đáng báo động.
Hiện tất cả 63 tỉnh, thành phố và 54 dân tộc đều có người mang gene bệnh. Tỷ lệ mang gene bệnh của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực.
Với tỷ lệ mang gene bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người Việt mang gene bệnh. Có nhiều dân tộc tỷ lệ mang gene Thalassemia lên tới 30-40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.
Trên thế giới, nhiều nước đã có hơn 50 năm triển khai các chương trình tầm soát, điều trị bệnh tan máu bẩm sinh với 2 mục tiêu: chăm sóc tốt cuộc sống người bệnh và làm giảm tỷ lệ trẻ sinh ra mang bệnh và họ đã rất thành công với tỷ lệ dân số nhiễm bệnh giảm mạnh.
Việc sàng lọc sớm tại một số nước giúp tỷ lệ người mang gene nặng có thể sống trên 45 tuổi lên tới 80%. Việc phòng bệnh tốt sẽ mang lại hiệu quả quốc gia rõ rệt, chất lượng sống thay đổi.
Theo kết quả khảo sát mới nhất năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 57%
sống dưới 20 tuổi. Trong khi tại các nước khác trên thế giới, con số bệnh nhân thể nặng có tuổi đời dao động từ 3-40 tuổi.
2. Vai trò của việc sàng lọc bệnh Thalassemia
Việc sàng lọc bệnh Thalassemia cần thực hiện sớm hơn, ngay từ giai đoạn tiền hôn nhân, đồng thời tư vấn cho người mang gene bệnh các biện pháp sinh con khỏe mạnh. Đó là điểm then chốt để tiến tới chấm dứt tình trạng trẻ sinh ra bị bệnh và giảm dần tỷ lệ di truyền gene bệnh trong cộng đồng.
Trung Tâm Huyết học Truyền máu được thành lập từ ngày 6/11/2015 với 3 chức năng chính: Lâm sàng các bệnh về máu, Xét nghiệm huyết học và Truyền máu. Từ 1/1/ 2017, trung tâm tách bộ phận xét nghiệm lên Trung tâm Xét nghiệm. Ngày 15/ 9/ 2018, trung tâm thành lập 2 đơn vị: Đơn vị Huyết học lâm sàng và Đơn vị Truyền.
Đặc biệt trong đó đơn vị Huyết học lâm sàng triển khai khám và sàng lọc người bệnh và người nhà để phát hiện sớm người mang gen Thalassemia để điều trị và tư vấn tiền hôn nhân. Chất lượng phục vụ càng ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Với đặc thù bệnh nhân phải đến viện điều trị hằng tháng nên thời gian ở viện của bệnh nhân đơn vị huyết học tương đối nhiều, vậy nên lãnh đạo và nhân viên của bệnh viện nói chung và đơn vị huyết học nói riêng luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để Người bệnh và Người nhà người bệnh cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất.
Ngoài ra bệnh nhân trong cũng được sự quan tâm chia sẻ và giúp đỡ của cả cộng đồng để vơi bớt nỗi đau đớn của bệnh tật, tìm thấy nguồn vui trong cuộc sống. Thay mặt cán bộ và bệnh nhân trong đơn vị chúng tôi gửi lời cảm ơn đến các tổ chức cá nhân, mạnh thường quân đã dành những món quà vật chất và tinh thần gửi đến các bệnh nhân. Chúng tôi hy vọng cộng đồng sẽ hiểu thêm về căn bệnh thalassemia để cảm thông, thấu hiểu và hơn hết là có kiến thức để tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên và người trong độ tuổi sinh đẻ chủ động xét nghiệm, tầm soát gene bệnh Thalassemia; sàng lọc trước sinh…, vì một cộng đồng khỏe mạnh
Một số hình ảnh của Trung tâm
Hãy để chúng tôi chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Huyết học – Truyền máu Tầng 8 – nhà C – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Số điện thoại: 0865852677
hoặc liên hệ tới Tổng đài chăm sóc khách hàng 1800.888.989
Đặt lịch qua Website Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hoặc nhắn tin đến Fanpage/Zalo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ