Những lưu ý không được bỏ qua để tránh xa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Hiện cả nước đang bước vào đợt cao điểm mùa nắng nóng với hình thái đặc trưng là nắng, nóng và ẩm. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, đáng lưu ý nhất là các yếu tố gây bệnh đường tiêu hoá.

Thời tiết nắng nóng việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm không đúng cách là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn, nấm mốc dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vậy cần làm gì để chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng?

Ths.Bs. Lê Thị Hồng Nhung - Phó trưởng khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Ths.Bs. Lê Thị Hồng Nhung – Phó trưởng khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, Ths.Bs. Lê Thị Hồng Nhung – Phó trưởng khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đưa ra một số khuyến cáo trong việc bảo quản thực phẩm mùa nóng có thể áp dụng trong gia đình. Cụ thể như sau:

Lựa chọn thực phẩm

  • Chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng.
  • Không chọn những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học, hoặc các loại thực phẩm chứa chất độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, nên nấu ăn tại nhà để giảm sự ô nhiễm từ môi trường.

Bảo quản thực phẩm

  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép, không nên trữ quá nhiều thực phẩm, không để lẫn thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm sống.
  • Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.
  • Hạn chế lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm.
  • Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.
Các biện pháp bảo quản thực phẩm trong mùa hè
Các biện pháp bảo quản thực phẩm trong mùa hè

Chế biến thức ăn

  • Rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
  • Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn.
  • Thực hiện rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh hoặc lò vi sóng, không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.
  • Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, hạn chế tối đa thức ăn sống hoặc tái, các loại thực phẩm lên men không qua xử lý nhiệt (dưa muối, nem chua,…). Đun kỹ lại thức ăn cũ lưu trữ trong tủ lạnh trước khi sử dụng.
  • Rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, bảo quản bằng lồng che, hộp đựng, nên ăn ngay sau khi chế biến xong.
Những điều cần chú ý khi chế biến thực phẩm trong mùa hè để phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Những điều cần chú ý khi chế biến thực phẩm trong mùa hè để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình là điều cần thiết. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Ths.Bs. Lê Thị Hồng Nhung – Phó trưởng khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật