Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đậu mùa khỉ là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra, với các triệu chứng điển hình bao gồm như sốt, đau đầu thành cơn dữ đội, đau mỏi cơ, đau cột sống lưng, sưng nề hạch và phát ban hoặc tổn thương da.
1. Đậu mùa khỉ là gì ? Nó có nguy hiểm không ?
2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ có thể có 1 trong hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Đau đầu thành cơn dữ dội,
- Đau mỏi cơ,
- Đau cột sống lưng,
- Mệt mỏi hụt hơi,
- Sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da.
- Đau nhức bộ phận sinh dục
Bệnh thường xuất hiện với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có chứng là các nốt ban chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.
Số tổn thương da trên một người có thể lên tới từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Phát ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.
Triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Nếu bạn nghĩ mình có những triệu chứng nghi nhiễm mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được theo dõi.
3. Sự nguy hiểm của đậu mùa khỉ
Đa số các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng một vài tuần nhưng ở một số người có thể dẫn đến các biến chứng nề và nhưng ít trường hợp ghi nhận tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.
Biến chứng ở các ca bệnh đậu mùa khỉ nặng bao gồm:
- Nhiễm trùng da tiến triển,
- Viêm phổi cấp,
- Lú lẫn đờ đẫn do tổn thương thần kinh
- Nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác.
Chỉ có khoảng 3% đến 6% ca bệnh được báo cáo đã dẫn đến tử vong ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây, thường ở trẻ em hay người có bệnh lý khác.
4. Sự lây lan của đậu mùa khỉ
Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ. Nhân viên y tế cũng có nguy cơ cao do phơi nhiễm vi rút trong thời gian dài hơn, theo WHO.
Bạn cần làm gì nếu nghi mình có thể bị bệnh đậu mùa khỉ?
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc y tế.
Nếu có thể, hãy tự cách ly và tránh tiếp xúc gần với người khác. Hãy rửa tay thường xuyên và thực hiện các bước liệt kê trên đây để bảo vệ người khác khỏi nhiễm bệnh. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu để xét nghiệm cho bạn để bạn có thể được chăm sóc phù hợp.
5.Có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ không?
Một trong những nguyên nhận được nhận thấy là cơ sơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ là quan hệ đồng giới không an toàn. Vì vậy cần phải biết tự bảo vệ mình trước các quan hệ đồng giới. Đó cũng là khuyến cáo của WHO
Ngoài ra các biện pháp tiêm Vaccine cũng được nhắc tới như sau.
Hiện đã có một số loại vắc xin phòng bệnh đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Một loại vắc xin mới hơn đã được phát triển để phòng bệnh đậu mùa (MVA-BN – còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) đã được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và hiện chưa được phổ biến rộng rãi. WHO hiện đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận.
Những người đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đây cũng sẽ có khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ. Vắc xin gốc phòng bệnh đậu mùa hiện không còn được cung cấp cho công chúng và những người dưới nhóm tuổi 40 – 50 hầu như chưa được tiêm phòng do công tác tiêm phòng bệnh đậu mùa đã chấm dứt vào năm 1980 sau khi dịch bệnh chấm dứt.