VIÊM PHỔI TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là một bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ca bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Ngày 20/4/2022, bệnh nhân nam giới , 37 tuổi Thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ, nhập viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng ho đau tức ngực, bệnh càng đau tăng lên khi vận động, bệnh nhân tiền sử đang bị Viêm gan virus B. Sau khi vào viện bệnh nhân đã được các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm và phát hiện bệnh nhân bị Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan – Viêm gan virus B.

Qua tiền sử được biết bệnh  nhân ở nhà ho đau tức ngực 2 bên, không rõ sốt, không dùng thuốc gì đặc biệt trước đó. Khám: Bệnh nhân tỉnh, thể trạng trung bình, da niêm mạc hồng, không sốt, ho, đau tức ngực, không khó thở, tim nhịp đều, phổi thông khí giảm ít ran nổ, bụng mềm. Xét nghiệm máu tăng bạch cầu ái toan, CT ngực tổn thương viêm mờ phế nang 2 bên.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Kết quả xét nghiệm máu ngày 20/4/2022

16052022 viem phoi 2

Kết quả xét nghiệm máu sau 1 tuần điều trị

16052022 viem phoi 3

Hình ảnh CT ngực ngày 20/4/2022

16052022 viem phoi 4

CT ngực ngày 28/4/2022 (sau 1 tuần điều trị)

Bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì?

Bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm bệnh phổi đặc trưng bởi tổn thương thâm nhiễm mô phổi bởi bạch cầu ái toan. Tổn thương có thể gặp ở các vị trí khác nhau của đường hô hấp:

– Phế quản: hen phế quản, nấm phổi dị ứng

– Nhu mô phổi: viêm phổi tăng bạch cầu ái toan tự phát cấp tính hoặc mạn tính.

16052022 viem phoi 5

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

– Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, tuy nhiên 1/3 số trường hợp không xác định được nguyên nhân: Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan tự phát cấp tính, mạn tính.

– Nguyên nhân chủ yếu do ký sinh trùng, đặc biệt là do Ascaris lumbricoides

– Nấm phổi phế quản dị ứng

– U hạt phế quản

– Do thuốc: các thuốc kháng sinh (Ethambutol, Penicillin, Daptomycin…), các thuốc chống co giật (Carbamazepines,Phenytoin…), các thuốc chống viêm và thuốc điều hòa miễn dịch (Aspirin, Methotrexate…)

Lâm sàng

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan bao gồm bệnh cảnh cấp tính và mạn tính (bệnh tự phát với bệnh cảnh sốt, ho và khó thở), hội chứng Loffler (kèm tăng bạch cầu ái toan máu, thâm nhiễm phổi thoáng qua do ấu trùng giun sán di chuyển) và viêm phổi tăng bạch cầu ái toan nhiệt đới. Bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng chung như ho, sốt, khò khè, khó thở, sụt cân…thậm chí suy hô hấp.

Đặc trưng chủ yếu của bệnh là sự tăng bạch cầu ái toan tập trung ở dịch rửa phế quản, tổ chức nhu mô phổi.

Cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: tăng bạch cầu ái toan trong máu, máu lắng tăng, ELISA

– Xét nghiệm dịch rửa phế quản: có sự hiện diện của bạch cầu ái toan

– X quang, CT ngực: tổn thương kiểu đám mờ phế nang 2 bên, ngoại vi lan tỏa, hoặc thâm nhiễm khu trú một bên hoặc hai bên, có thể có tràn dịch màng phổi sổ lượng ít một bên hoặc hai bên.

– Sinh thiết phổi: sự thâm nhiễm của bạch cầu ái toan và tế bào lympho.

Điều trị bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Điều trị theo nguyên nhân tìm được: cho bệnh nhân tẩy giun nếu do giun sán, dừng các thuốc đang uống nếu nghi ngờ do thuốc, sử dụng corticoid…

Phòng bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

– Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ

– Khám chuyên khoa hô hấp khi có biểu hiện sốt, ho kéo dài, khó thở…

– Vệ sinh cá nhân, tẩy giun định kỳ.

Tình trạng tái phát bệnh không cho thấy tiên lượng xấu hơn, quá trình điều trị thất bại hoặc tình trạng tàn tần lớn hơn nếu bệnh nhân vẫn đáp ứng với corticosteroid. Trong một số trường hợp, bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể biểu hiện các triệu chứng bất thường gây cản trở chức năng sinh lý quan trọng của phổi (ví dụ như tình trạng xơ hóa không hồi phục).

Tuy nhiên, các biến chứng bất thường dù có nghiêm trọng cũng không thể gây tàn tật hoặc tử vong ở người bệnh. Vì vậy, hãy chú ý đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình đồng thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, có hướng điều trị kịp thời cho bệnh./.

Người bệnh có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa: Thạc sĩ Lê Thị Hồng Nhung

SĐT: 0965.640.882

Tổng đài chăm sóc khách hàng miễn phí: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật