4 điều cần biết về gây mê tĩnh mạch với kiểm soát nồng độ đích

  1. Gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI) là gì ?

Gây mê tĩnh mạch toàn phần (TIVA: Total intravenous Anesthesia) là phương pháp gây mê toàn diện bằng cách dùng thuốc qua đường tĩnh mạch để khởi mê và duy trì mê.

Gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích (TCI: Target Controlled Infusion) là phương pháp gây mê tĩnh mạch cho phép bác sĩ gây mê có thể lựa chọn  được nồng độ thuốc mê mong muốn tác dụng vào cơ quan đích gồm  não hoặc huyết tương người bệnh để đạt được tác dụng  của thuốc.

Ưu điểm của phương pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI)

Phương pháp gây mê nồng độ có nhiều ưu việt hơn so với các phương pháp gây mê thông thường:

  • Nồng độ thuốc mê ổn định giúp kiểm soát tốt độ mê của bệnh nhân
  • Chọn được nồng độ tác dụng mong muốn tránh tình trạng dùng quá liều thuốc mê
  • Bệnh nhân tỉnh nhanh sau phẫu thuật tránh tình trạng tỉnh chậm sau gây mê tĩnh mạch thông thường kéo dài hay trong các phẫu thuật ngắn
  • Tự động bù trừ lượng thuốc nếu như việc tiêm truyền thuốc bị gián đoạn
  • Chọn lựa được liều thuốc mê thích hợp nhất qua đó giúp tiết kiệm lượng thuốc mê, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.

a1 2

Bệnh nhân được thăm khám trước khi gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích

Những trường hợp nên sử dụng phương pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI)

Thông thường phương pháp gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp phẫu thuật sử dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch toàn thân có đặt nội khí quản và kiểm soát hô hấp. Nhưng phương pháp đặc biệt hữu ích đối với các trường hợp sau:

  • Liên quan đến thể trạng:

– Người lớn tuổi, thể trạng kém

– Bệnh nhân huyết động không ổn định

  • Liên quan đến phẫu thuật:

– Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, phẫu thuật nội soi lồng ngực, nội soi phế quản

– Phẫu thuật đòi hỏi phục hồi thần kinh sớm sau mổ: Phẫu thuật u não, phẫu thuật cột sống

Ca mổ được áp dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích
Ca mổ được áp dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích

Ứng dụng phương pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI) tại Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ

Hiện nay tại khoa gây mê hồi sức bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ đã được trang bị 10 máy bơm tiêm điện PCA Perfusor Space – B.Braun có khả năng tiêm truyền thuốc mê theo phương pháp kiểm soát nồng độ đích (TCI).

Máy bơm tiêm điện PCA Perfusor Space – B.Braun trong gây mê tĩnh mạch
Máy bơm tiêm điện PCA Perfusor Space – B.Braun trong gây mê
  • Các bác sỹ tại Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo liên tục nhằm áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình gây mê, gây tê và giảm đau cho bệnh nhân.
  • Với trang thiết bị hiện đại như máy thở, máy mê, mornitoring, máy siêu âm, máy TCI ….đã và đang tiến hành các kỹ thuật cao trong phẫu thuật cho bệnh nhân (Gây mê cân bằng, gây mê nồng độ đích, gây tê dưới siêu âm, giảm đau sau mổ…). Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, với hàng trăm ngàn ca gây mê hồi sức, chúng tôi tự hào: Gây mê an toàn – chuyên nghiệp hiệu quả

Bác sĩ Đức Thịnh – Bác sĩ Minh Hồng

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật