Sinh thiết phổi dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính ngực

Ung thư phổi là loại ung thư chiếm tỷ lệ hàng đầu ở Việt Nam, đặc biệt ở nam giới. Để chẩn đoán ung thư phổi, cần có xét nghiệm mô bệnh học lấy bệnh phẩm từ khối u. Có nhiều phương pháp để lấy bệnh phẩm sinh thiết từ khối u, trong đó phổ biến nhất là sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.

Bệnh nhân L.H.P, 56 tuổi vào viện vì ho khạc đờm, khó thở. Chụp cắt lớp vi tính ngực phát hiện u phổi trái. Bệnh nhân được sinh thiết phổi dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính. Kết quả giải phẫu bệnh xác định khối u ung thư. Được điều trị theo phác đồ, tình trạng bệnh nhân ổn định, đỡ ho, đỡ khó thở, tiếp tục điều trị theo hẹn.

sinh thiết phổi

  1. Sinh thiết phổi xuyên thành ngực là gì?

Sinh thiết phổi xuyên thành ngực là thủ thuật dùng kim chuyên dụng đưa qua thành ngực, nhu mô phổi vào khối u phổi. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bấm và lấy mảnh mô từ khối u phổi. Mảnh u phổi được bảo quản trong dung dịch phormon và gửi đến khoa giải phẫu bệnh. Bệnh phẩm được xử lý và bác sĩ đọc dưới kính hiển vi. Từ đó, xác định được nguyên nhân của khổi u: do lao, ung thư,…

Thủ thuật được thực hiện dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính ngực. Dưới máy cắt lớp vi tính, kim sinh thiết được đưa chính xác vào tổn thương, hạn chế tối đa tổn thương các cơ quan trong lồng ngực.

  1. Khi nào cần sinh thiết phổi

Các tổn thương phổi nghi u phổi, tổn thương chưa rõ nguyên nhân đều có chỉ định sinh thiết phổi. Các tổn thương này có thể do nhiều nguyên nhân: ung thư phổi, lao phổi, nấm phổi,…

  1. Sinh thiết phổi được thực hiện như thế nào?

Thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp đã được đào tạo thành thạo về kỹ thuật.

Bệnh nhân được hoàn thành các xét nghiệm, loại trừ các chống chỉ định.

Bệnh nhân được chụp phim cắt lớp vi tính ngực xác định vị trí tổn thương. Sau đó bác sĩ tính toán tư thế bệnh nhân, hướng kim, độ sâu của kim sinh thiết. Sau khi sát khuẩn, bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Dưới hướng dẫn của máy cắt lớp vi tính ngực, kim sinh thiết được đưa chính xác vào tổn thương theo hướng và chiều sâu đã xác định. Chụp lại cắt lớp ngực giúp xác nhận kim đã vào đúng tổn thương. Thông thường, mỗi lần sinh thiết sẽ lấy từ 3-5 mảnh bệnh phẩm theo các hướng khác nhau.

Sau sinh thiết, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường và theo dõi các tai biến.

  1. Tai biến khi sinh thiết phổi

Sinh thiết phổi có thể có nhiều nguy cơ tai biến. Tuy nhiên nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng và có hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính ngực sẽ hạn chế tối đa các biến chứng. Các biến chứng hay gặp đa số thường nhẹ và đáp ứng điều trị nội khoa: ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da, chảy máu nhu mô phổi,…

  1. Theo dõi sau sinh thiết màng phổi

Sinh thiết phổi được thực hiện dưới gây tê tại chỗ và giảm đau toàn thân. Sau sinh thiết,bệnh nhân được theo dõi toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn.  Các dấu hiệu nguy hiểm cần được theo dõi sát: ho ra máu, đau tức ngực nhiều, khó thở dữ dội, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt,…

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật