Các bệnh về phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu. Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, tuổi tác, các thói quen hút thuốc lá, cùng sự trỗi dậy của các virus gây bệnh đường hô hấp là những nguyên nhân chính gây các bệnh về phổi.
Các chuyên gia y tế khuyên mọi người cần đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn để phòng ngừa bệnh tật. Hàng ngày, cần uống đủ lượng nước cần thiết (1,5-2 lít), ăn thêm rau xanh và trái cây. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc miệng cho sạch họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi nguy cơ bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.
Với trẻ nhỏ, cần đưa đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng.
Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, tuổi tác, các thói quen hút thuốc lá, cùng sự trỗi dậy của các virus gây bệnh đường hô hấp là những nguyên nhân chính gây các bệnh về phổi.
Viêm phổi
Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới.
Một số triệu chứng của viêm phổi: Sốt nhẹ hoặc cao có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Đó có thể là do phổi chứa đầy chất lỏng. Khó thở: Sưng phổi liên quan với viêm phổi có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Tình trạng sưng phổi ở bệnh nhân bị viêm phổi cũng có thể dẫn đến tình trạng ho nhiều. Nhiều bệnh nhân còn ho ra đờm hoặc lẫn máu. Cảm thấy ớn lạnh có thể xảy ra vào lúc người bệnh bắt đầu bị nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng phổi. Nhức đầu có thể kết hợp với sốt là tình trạng mà một số bệnh nhân viêm phổi thường gặp phải. Tình trạng khó thở, mệt mỏi và kiệt sức có thể xảy ra nếu bạn tập thể dục trong khi bạn bị viêm phổi. Đổ mồ hôi có thể do sốt cao. Bởi vậy, người bị viêm phổi cũng có thể gặp triệu chứng này, thậm chí kèm theo biểu hiện tăng nhịp thở và nhịp tim.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Đây là một dạng bệnh lý tắc nghẽn đường thở (khí – phế quản) không hồi phục do viêm mạn tính đường thở mà nguyên nhân do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với bụi, khói ở môi trường. Bệnh thường diễn tiến xấu theo thời gian. COPD có thể ngăn ngừa bằng việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như không hút thuốc lá chủ động và thụ động, tăng cường chất lượng không khí môi trường ở nhà và nơi làm việc, làm tốt công tác bảo hộ lao động.
Hình ảnh bệnh nhân thở khí dung
Ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những ung thư có mức độ ác tính cao của cơ thể, việc điều trị hiện nay vẫn còn gặp khó khăn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với bụi khói ở môi trường. Do vậy, từ bỏ hút thuốc lá, cải thiện môi trường sống để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.
Viêm màng phổi (viêm phế mạc)
Virus, vi khuẩn hoặc nấm cũng như một vài loại thuốc, chấn thương và bệnh tật có thể là nguyên nhân gây viêm màng phổi. Bệnh xảy ra khi các mô xếp bên ngoài phổi hoặc bên trong ngực bị viêm nhiễm và cọ xát với nhau. Điều này gây ra các cơn đau buốt ở ngực và càng trở nên khó chịu khi bạn thở.
Tăng huyết áp động mạch phổi
Đây là một dạng của tăng huyết áp, ảnh hưởng đến mạch máu trong phổi và buồng bên phải của tim. Khi mắc bệnh, bạn sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, choáng váng, đau ngực, sưng chân, tim đập nhanh hoặc môi tái xanh. Người bệnh có thể không nhận ra các triệu chứng này trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bệnh bụi phổi
Nguyên nhân gây bệnh là người bệnh hít phải bụi, thường là từ amiăng, cát, đá hoặc than đá. Nếu phổi của bạn hấp thu bụi, nó sẽ bị nhiễm trùng và hình thành nên sẹo. Khi bị bụi phổi, bạn có thể không cảm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào trong nhiều năm. Nhưng sau đó, bạn có thể sẽ bộc phát các cơn ho, khó thở hoặc tức ngực. Để chữa trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc, cung cấp oxy và dùng đến liệu pháp hô hấp để giúp trị hoàn toàn các triệu chứng và những biến chứng có thể xảy ra như hen suyễn hay COPD.
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là khi cơ thể bạn hình thành nên cục máu đông, thường là ở chân, sau đó di chuyển đến phổi. Tình trạng này cản trở dòng máu chảy và gây tổn thương đến các mô phổi. Khi đó, bạn có thể mắc phải những triệu chứng liên quan đến hô hấp cũng như đau ngực, ho, thỉnh thoảng ho có máu.
Phù phổi
Phù phổi là tình trạng có nhiều chất lỏng tích tụ trong túi khí ở phổi. Điều này làm bạn khó thở và cảm thấy khó chịu khi nằm. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng như nhịp tim nhanh, cảm thấy ngột ngạt, ho sùi bọt mép hoặc ho ra máu.
Xơ hóa phổi
Xơ hóa phổi xảy ra khi các mô bên trong phổi trở nên dày lên bất thường và cứng lại. Tình trạng này cản trở hấp thu khí oxygen vào trong máu, não và các cơ quan khác. Bạn có thể cảm thấy khó thở và ho khan khó kiểm soát. Bệnh này đặc biệt nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng nếu bạn mắc phải trong nhiều năm. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Bệnh u hạt (sarcoidosis)
Bệnh bộc phát khi các tế bào được gọi là u hạt phát triển trong phổi. Đây có thể là phản ứng của hệ miễn dịch đối với những thứ bạn hít vào. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những triệu chứng như ho khan, thở dốc, sốt, mệt mỏi, thở khò khè hoặc đau ngực. Bệnh thường tự biến mất khi sức đề kháng của cơ thể tốt hơn.
Khoa Nội HH – TH: khám tư vấn điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh lý HH-TH ( hình ảnh khám bệnh)
– Thở máy không xâm nhập COPD
– Nội soi phế quản ống mềm (hình ảnh)
– Đo chức năng hô hấp tại phòng khám COPD
– Hệ thống oxy tại các phòng bệnh
– Máy siêu âm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị
– Nội soi chẩn đoán ung thư sớm đường tiêu hóa
– Nội soi cắt Polyp đường tiêu hóa
Người bệnh có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa: Thạc sĩ Lê Thị HồngNhung SĐT: 0965.640.882
Tổng đài chăm sóc khách hàng miễn phí: 1800.888.989
Thu Hà