Bệnh béo phì gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Cân nặng của đàn ông có thể ảnh hưởng đến sự thành công của việc thụ thai, theo một nghiên cứu cho thấy không chỉ có cân nặng của phụ nữ mới là vấn đề quan trọng khi các cặp vợ chồng đang cố gắng có con thì khi một cặp vợ chồng đều béo phì thì cơ hội mang thai trong bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào của cặp đôi đó cũng chỉ bằng một nửa so với một đôi vợ chồng có cân nặng bình thường.
Bệnh béo phì là như thế nào?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa bệnh béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong đó ước tính có hơn 30% dân số béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI > 30 kg/m²), thậm chí còn cao hơn. Tại Việt Nam, tỷ lệ người quá cân, béo phì khoảng 15% và có xu hướng tăng lên.
Hiệp hội Đái tháo đường Đông Nam Á năm 2001 thống nhất đánh giá thừa cân, bép phì theo BMI như sau:
+ Thiếu cân: BMI < 18,5
+ Bình thường: BMI từ 18,5 – 22,9
+ Thừa cân: BMI từ 23 – 24,9
+ Béo phì độ I: BMI từ 25 – 29,9
+ Béo phì độ II: BMI ≥ 30
Bệnh béo phì ảnh hưởng đến sinh sản ở người như thế nào ?
Khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bệnh béo phì. Ở phụ nữ, béo phì khởi phát sớm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh nguyệt không đều, rụng trứng mãn tính và vô sinh ở tuổi trưởng thành. Béo phì ở phụ nữ cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và làm giảm kết quả của các công nghệ hỗ trợ sinh sản và mang thai, khi chỉ số khối cơ thể vượt quá 30 kg / m. Các yếu tố chính liên quan đến mối liên quan có thể là thừa insulin và kháng insulin. Những tác động bất lợi này của béo phì được thể hiện cụ thể trong hội chứng buồng trứng đa nang. Ở nam giới, béo phì có liên quan đến mức testosterone thấp.
Béo phì liên quan gì đến vô sinh ở nam giới ?
Bệnh béo phì có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ bị suy sinh dục nam giới và là nguy cơ tiềm tàng của vô sinh nam giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa chỉ số khối cơ thể và nồng độ testosterone máu, nghĩa là nếu chỉ số khối BMI càng tăng thì nồng độ testosterone máu càng giảm và ngược lại. Ở những người béo phì quá mức, quá trình sinh tinh giảm liên quan đến tình trạng giảm testosterone trong máu nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh. Hơn nữa, tần suất rối loạn cương dương tăng lên cùng với sự gia tăng chỉ số khối cơ thể.
Vậy cần làm gì để cải thiện ?
Để cải thiện vấn đề sinh sản đổi với đàn ông béo phì ngoài việc tuyệt nhiên là giảm cân thì cần phải có hàng loạt các biện pháp khoa học khác phù hợp với thể trạng của từng người.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về việc giảm cân tại đây :
Cần chú ý nhiều hơn đến tác động của béo phì đối với khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới. Điều này dường như đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trước khi các công nghệ hỗ trợ sinh sản được sử dụng. Điều trị béo phì có thể cải thiện tình trạng mất cân bằng androgen và rối loạn cương dương, những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới béo phì
Nguồn trích dẫn :
Béo phì và vô sinh Renato Pasquali (2007) PMID: 17982356 DOI: 10.1097 / MED.0b013e3282f1d6cb
Thừa cân và béo phì : Bệnh viện đa khoa sóc sơn : http://bvdksocson.vn/thua-can-beo-phi-hiem-hoa-cua-tang-huyet-ap-va-benh-ly-tim-mach.html