Acid hyaluronic – Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối an toàn hiệu quả

Acid hyaluronic là chất cao phân tử được đưa vào khớp khối để làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Đây là phương pháp điều trị chuẩn được nhiều tổ chức y học quốc tế có uy tín ví dụ như Hiệp hội thấp khớp Hoa Kỳ, Châu Âu,… đã đưa vào trong hướng dẫn và điều trị thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối giúp nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể, vì thế vùng này rất dễ bị tổn thương, viêm sưng… Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý thường gặp ở khớp gối, thường xảy ra ở người cao tuổi, đăc biệt là nữ giới.

Tổn thương chính trong thoái hóa khớp gối biểu hiện bởi tình trạng mòn và bong nứt lớp sụn. Lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ để lộ xương dưới sụn, khi vận động khớp gối, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến kích thích dây thần kinh gây đau.
Ngoài tổn thương ở sụn khớp và các biến đổi ở bề mặt khớp còn bao gồm: sự viêm dày của bao hoạt dịch khớp gối, sự hình thành gai xương ở rìa khớp gối gây ra những cơn đau mạn tính và cuối cùng là sự biến dạng khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động khớp gối.

Acid hyaluronic

Điều trị thoái hóa khớp gối

Phương pháp điều trị không dùng thuốc: Thay đổi thoái quen sinh hoạt lao động phù hợp, vật lý trị liệu: hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm điều trị.

Trong những đợt cấp của bệnh thoái hóa khớp, có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau đơn thuần, tuy nhiên các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa ví dụ như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

Tuy nhiên các thuốc này về lâu dài lại có tác dụng có hại cho sụn khớp, và làm trầm trọng thêm quá trình thoái hoá khớp. Biện pháp cuối cùng là phải phẫu thuật thay khớp gối, rất tốn kém kinh phí cho bệnh nhân. Để khắc phục được những nhược điểm này, hiện nay, có biện pháp sử dụng chất nhờn (như acid hyaluronic hoặc dẫn xuất của nó) đã được ứng dụng rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả kéo dài.

Tác dụng điều trị của Acid hyaluronic trong thoái hóa khớp gối

Bình thường trong khớp gối có chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic là một polysacharid có ở trong thành phần dịch khớp, với hàm lượng từ 2,5 – 4,0mg/ml. Nó có tác dụng bôi trơn mô mềm và phủ trên bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn. Acid hyaluronic có nhiệm vụ đệm giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp. Nó có các tính chất nhớt và đàn hồi tùy thuộc vào lực tác động. Nếu tác động một lực lớn, thì nó có tính chất đàn hồi, còn nếu tác động một lực nhẹ thì nó như là dầu bôi trơn.

Khi khớp bị thoái hóa, số lượng acid hyaluronic và chất lượng chất này trong dịch khớp bị giảm. Ở những bệnh nhân thoái hóa khớp gối, lượng acid hyaluronic so với bình thường chỉ còn một nửa đến hai phần ba, do đó xảy ra hiện tượng dịch khớp giảm độ nhớt, và mất khả năng bảo vệ sụn khớp, dẫn đến tiến triển hủy hoại khớp.

Sự bổ sung Acid hyaluronic trong thoái hóa khớp dẫn đến tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của acid hyaluronic nội sinh, đã làm cải thiện đáng kể chức năng của khớp, giảm đau và tác dụng giảm đau này có thể kéo dài hàng tháng. Thuốc có tác dụng giảm đau do khi tiêm vào trong khớp, nó làm giảm sản sinh các hóa chất gây viêm trong dịch khớp (PE G2, bradykinin), ức chế cảm thụ đau ở bệnh nhân thoái hóa khớp.

Acid hyaluronic có tác dụng kháng viêm do ngăn chặn tác dụng của cytokine và ngăn chặn sinh tổng hợp PGE2. Tuy chỉ lưu trong dịch khớp 7 ngày nhưng duy trì tác dụng trong 6 tháng do kích thích sản xuất acid hyaluronic nội sinh. Thuốc acid hyaluronic đạt hiệu quả tương tự khi tiêm corticoid nội khớp song tác dụng bền vững hơn.

Acid hyaluronic làm ức chế thoái hoá sụn khớp do gia tăng hoạt tính của men tisue inhibitor metalloprotease (TIMP), kết khối các proteoglycan và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp. Thuốc có hiệu quả tác dụng rõ rệt đối với bệnh nhân thoái hóa khớp trên nhiều mặt, đặc biệt là cải thiện chức năng khớp.

Tác dụng phụ của acid hyaluronic

Do thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp do đó tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn và dễ gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh có thể gặp phải:

  • Bị đau nhẹ ở vị trí tiêm.
  • Xuất hiện tình trạng chảy dịch khớp.
  • Nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm

Để tránh tình trạng trên, người bệnh hãy khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp uy tín, có kinh nghiệm.

26052022 khop goi 2

Những trường hợp thoái hóa khớp nào được sử dụng acid hyaluronic?

Liệu pháp tiêm sodium hyaluronate vào khớp gối có tác dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối từ mức độ từ trung bình đến nặng vừa. Nó có ích lợi đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thông thường, không dung nạp được thuốc đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid, cũng như giúp trì hoãn thời gian thực hiện phẫu thuật thay khớp vốn khó khăn và tốn kém.

Trong một số ít trường hợp chỉ gặp đau nơi tiêm, phản ứng viêm tại chỗ, đau cơ, đau khớp, cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua, sau 2-3 ngày là biến mất và thường chỉ gặp trong lần tiêm đầu tiên.

Dùng thuốc tiêm Acid Hyaluronic chữa bệnh xương khớp, thoái hóa khớp mang lại những hiệu quả tích cực, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng loại thuốc tiêm này. Vì thế, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn dùng thuốc.

Hiện nay khoa Nội Thần Kinh – Cơ Xương Khớp bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị chuyên sâu về các bệnh lý thần kinh và cơ xương khớp và thực hiện các thủ thuật tiêm nội khớp bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm đến để được các bác sĩ tư vấn, điều trị.

Khoa Nội Thần kinh – Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã triển khai thủ thuật tiêm nội khớp đặc biệt là tiêm HA nội khớp để điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối và các thủ thuật can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm trong các bệnh lý cơ xương khớp nhiều năm nay, đã làm chủ và phát huy được các thế mạnh của kỹ thuật trong điều trị bảo tồn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Tổng đài Chăm sóc khách hàng 1800.888.989 (Miễn phí)

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện