BỆNH BASEDOW VÀ 4 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bệnh Basedow là căn bệnh hay gặp trên thế giới trong đó có Việt Nam, theo các nghiên cứu mới, tại Việt Nam có tỷ lệ người mắc bệnh khá cao, chiếm khoảng từ 10% đến 39% các bệnh liên quan đến bướu giáp. Bệnh Basedow nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Basedow là gì?

Basedow là một bệnh cường giáp do hoạt động quá mức không ức chế được của tuyến giáp dẫn tới tăng sản xuất hormon tuyến giáp với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.
Basedow là nguyên nhân cường giáp, căn bệnh hay gặp nhất. Là một bệnh tự miễn, có tính chất gia đình, thường gặp ở phụ nữ, độ tuổi từ 20 – 50.

Bệnh Basedow nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Bệnh Basedow nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

2. Nguyên nhân của Basedow?

Hiện nay, bệnh Basedow là bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình với khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh, trong đó 50% họ hàng các bệnh nhân có kháng thể kháng giáp lưu hành.

Di truyền gen được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh basedow
Di truyền gen được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Basedow

3. Chẩn đoán bệnh basedow ?

* Triệu chứng lâm sàng
– Bướu giáp to lan tỏa, lồi mắt thực sự 1 hay 2 bên
– Dấu hiệu cường giáp :
Gầy sút cân, hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh thường xuyên trên > 90 chu kì/ phút, tăng lên khi xúc động, run tay…
* Triệu chứng cận lâm sàng :
– Xét nghiệm đặc hiệu FT3, FT4 tăng, TSH giảm
TRAb xét nghiệm kháng thể kháng receptor của TSH : tăng
– SA tuyến giáp (điển hình) tuyến giáp to, lan tỏa, giảm âm, không có nhân.
– ĐTĐ thường nhịp nhanh xoang, có thể thấy rung nhĩ, hình ảnh dày thất trái nếu đã có biến chứng tim mạch.

4. Cách điều trị bệnh Basedow ?

4.1. Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, với phương pháp này người bệnh cần phải kiên trì vì thời gian điều trị lâu, thường kéo dài từ 12 – 18 tháng. Nhưng hiệu quả điều trị khá cao lên đến 60 – 70%.
Một số loại thuốc kháng giáp thường được sử dụng chủ yếu đó là: Methimazole, Carbimazole, PTU…
4.2. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này thường được áp dụng khi người bệnh bị nhiễm độc nặng, khi khối u quá lớn gây chèn ép các cơ quan khác, cản trở ăn uống, hô hấp,… khi việc điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị không mang lại hiệu quả điều trị.
4.3. Điều trị bệnh Basedow bằng Iod 131
Mục đích của phương pháp này thu nhỏ bướu và điều hướng giúp tình trạng cường giáp trở lại bình thường bằng phóng xạ trị iod 131. Chống chỉ định với phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em. Người bệnh có tình trạng nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn chèn ép gây nuốt nghẹn hay sặc, khó thở thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật hơn.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là một khoa có nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh Basedow, bằng nhiều phương pháp khác nhau và hiện đại nhất. Người dân có nhu cầu khám và điều trị xin vui lòng liên hệ:

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Hotline: 1800 888 989

Ths.Bs Dương Thị Kim Ngân – Cao Thủy

Nguồn tham khảo : Basedow’s disease www.ito-hospital.jp

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật