Bệnh đậu mùa khỉ lây lan như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lý rất hiếm gặp, gây ra bởi vi rút đậu mùa khỉ. Vi rút này có cấu trúc và tính chất gây bệnh tương tự như vi rút gây bệnh thủy đậu. Các triệu chứng ban đầu của bệnh như sốt, phát ban… thường dễ gây nhầm lẫn với những bệnh truyền nhiễm khác. Vậy đâụ mùa khỉ có dấu hiệu gì, bệnh lây lan như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

đậu mùa khỉ

Vết phát ban trên người bệnh đậu mùa khỉ

Dấu hiệu đậu mùa khỉ không thể bỏ qua

đậu mùa khỉ

Các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ

Các dấu hiệu đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày, bao gồm:

  • Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai…).
  • Sốt cao trên 38,5℃.
  • Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết).
  • Đau đầu, đau lưng, đau nhức cơ thể.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:

+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.

+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.

Virus đậu mùa khỉ lây lan như thế nào?

đậu mùa khỉ

Những con đường lây lan bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, không ít người thắc mắc bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào. Biết được những kiến thức này sẽ giúp mọi người có thể chủ động phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. 3 con đường lây truyền chính của bệnh đậu mùa khỉ là:

Lây từ người sang người

Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người khi tiếp xúc với vết thương, các nốt phát ban trên da hoặc niêm mạc của người bệnh.

Thêm vào đó, chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch thể người mắc bệnh (nước bọt, máu, tinh dịch). Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc đậu mùa khỉ có thể lây bệnh cho con qua nhau thai.

Lây từ động vật sang người

Nguồn gốc chính gây bệnh đậu mùa khỉ trong tự nhiên được cho là có liên quan đến các loài động vật gặm nhấm ở châu phi như sóc, chuột cống, họ chuột sóc, … Ngoài ra, khỉ và các loại động vật khác cũng có thể nhiễm bệnh và lây cho người thông qua vết cắn, xước trên da. Người có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nếu ăn thịt động vật nhiễm bệnh chưa được nấu chín.

Lây từ đồ vật mang virus đậu mùa khỉ

Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra khi tiếp xúc với đồ dùng có chứa virus của người bệnh (khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quần áo, chăn màn, …).

Bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục không?

Hiện nay, chưa biết rõ được virus đậu mùa khỉ có lây qua tinh dịch, dịch âm đạo như STDs không. Tuy nhiên, hành vi quan hệ tình dục sẽ làm tăng sự tiếp xúc gần gũi và tăng nguy cơ lây qua đường tiếp xúc với da và chất tiết đường hô hấp.

Tóm lại, đậu mùa khỉ là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng tránh nguy cơ lây bệnh, mỗi người nên nắm được cách thức dịch bệnh lây lan và một số dấu hiệu nhận biết. Trong trường hợp bản thân hoặc những người xung quanh có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị sớm nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm và hạn chế nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật