BỆNH MELOIDIOSIS – BỎ SÓT HAY LÃNG QUÊN

  1. Bệnh Meloidiosis là gì?

    • Bệnh Meloidiosis là một bệnh truyền nhiễm do loài vi khuẩn Burkholderiapseudomalei sống ở trong đất và nước bề mặt gây nên
    • Không những gặp ở người mà Meloisiosis còn gặp ở nhiều loài động vật như khỉ, chó, mèo, trâu, ngựa, cá heo, cá sấu…….
    • Bệnh Meloidiosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng và vi sinh vật còn khó khăn, bệnh hay tái phát và còn do vi khuẩn còn kháng lại nhiều loài kháng sinh
    • Meloidiosis do vi khuẩn: Burkholderia pseudomalei(hay còn gọi làPseudomonas pseudomaleihoặc Whitmore)
  2. Nguyên nhân nào gây bệnh Meloidiosis

+ Bệnh Meloidiosis mắc qua tiếp xúc: Trực tiếp với đất và nước bề mặt ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm, đặc biệt là thông qua trầy xước da,

+ Bệnh Meloidiosis mắc qua hô hấp: Do hít phải bụi hoặc nước bị ô nhiễm giọt bắn

  • Hiếm khi lây từ người sang người
  • Whitmore (melioidosis) doAlfred Whitmore – Bác sỹ giải phẫu bệnh người Anh – mô tả lần đầu tiên năm 1911 ở Rangoon, Myanmar
  • Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ:

+ Ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1925 tại viện Pasteurthành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, bệnh cũng được ghi nhận ở Hà Nội và Huế vào năm 1928 và 1936.Bằng chứng đầu tiên trên Thế giới về sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh Whitmore (Burkholderia pseudomallei) sống ngoài môi trường đất cũng được các nhà khoa học Pháp công bố năm 1937 tại tỉnh Hải Dương và năm 1955 tại các tỉnh Nam Bộ.

Trong chiến tranh Việt Nam, hàng trăm ca bệnh đã được ghi nhận trên binh lính Pháp và Mỹ. Trong số 3 triệu lính Mỹ từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam, có khoảng 250.000 binh lính phơi nhiễm với vi khuẩn Whitmore và nhiều cựu chiến binh Mỹ đó đã phát bệnh khi về nước. Chính vì vậy, những năm 70 của thế kỷ trước, Whitmore còn có tên gọi là “Vietnamese time-bomb” tức “quả bom hẹn giờ của Việt Nam” nhằm ám chỉ một loại bệnh bị phơi nhiễm tại Việt Nam, sau 1 thời gian dài ủ bệnh (hàng chục năm) rồi mới phát bệnh khi cựu chiến binh Mỹ trở về

  • Sau chiến tranh chống Pháp và Mỹ: Có một số tác giả hàng đầu tại Việt Nam nghiên cứu về Whitmore (melioidosis) như:

+ Nguyễn Tiến Lâm (1991)

+ Lê Văn Phủng và cộng sự (1993 và 1995)

+ Parry và cộng sự (1999)

+ Trịnh Thành Trung (2010)

Benh TTXN 1 3

Bản đồ nhiễm Meloidiosis trên toàn thế giới

  1. Chẩn đoán Vi sinh 

– Chủ yếu dựa vào xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. Đây có thể coi là “tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán”. Bệnh phẩm chủ yếu phân lập được từ: máu, mủ (dịch áp xe), đờm, nước tiểu …

– Test ngưng kết hồng cầu gián tiếp: ít làm

– ELISA (enzyme-linked immunosorbent assay) và một số xét nghiệm huyết thanh khác có thể được sử dụng. Tuy nhiên giá trị giới hạn trong vùng dịch tễ bệnh.

– PCR (polymerase chain reaction) đã được đưa vào sử dụng trong chẩn đoán nhưng cho đến nay kết quả cho thấy có độ nhạy và độ đặc hiệu chưa cao.

– X quang phổi: Tổn thương trên phim X quang của bệnh nhân viêm phổi cấp do melioidosis có thể là hình ảnh đông đặc thùy hoặc nhiều thùy phổi, tổn thương hoại tử phổi, tràn dịch màng phổi. Tạo hang và hình ảnh áp xe với mức hơi dịch cũng thường gặp

– Yếu tố nguy cơ: Người có nguy cơ nhiễm Whitmore cao là người mắc các bệnh như: bị tiểu đường, nghiện rượu, bệnh phổi tác nghẽn mạn tính, các bệnh về gan, thận mạn tính

– Ngoài ra cần phải dựa vào các biểu hiện triệu chứng lâm sàng như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, áp xe ngoài da … (thường là nhiễm trùng đa ổ).

  1. Triển khai chẩn đoán vi khuẩn Whitmore tại Đơn vị Vi sinh – Bệnh viện ĐK tỉnh Phú Thọ

  • 2014 tiếp cận dự án “Nghiên cứu bệnh Meloidiosis” hệ thống Renomap
  • Được đào tạo bài bản
  • Được hỗ trợ sinh phẩm cần thiết để chẩn đoán nhiễm trùng do Whitmore
  • Ca đầu tiên phát hiện năm 2014 (không tập hợp đủ thông tin để báo cáo)
  • 2016 phát hiện ra 1 trường hợp nhưng cũng không thu thập đủ thông tin để báo cáo). à Điều này rất là Đáng tiếc
  • 2017 phân lập được 3 ca (1 trường hợp phát hiện tại khoa HSTC-CĐ nhưng NB đã bị tử vong,1 trong 3 ca là trường hợp của năm 2016)
  • 2019 phân lập được 2 ca(1 trường hợp phát hiện tại khoa Bệnh nhiệt đới, 1 trường hợp phát hiện tại khoa Huyết học lâm sàng)
  • 2021 phân lập được 1 ca tại khoa Cấp cứu
  • Trong diễn biến của các ca bệnh ở trên các bác sỹ lâm sàng chưa nghĩ tới Meloidiosis (Whitmore). Điều này là bỏ sót hay lãng quên?
  • Nếu không có cận lâm sàng, đặc biệt là Vi sinh thì không thể chẩn đoán nhiễm khuẩn do trực khuẩn Whitmore gây ra. (Vì vậy, vai trò của Vi sinh rất quan trọng)
  • Tỷ lệ nhiễm Whitmore chủ yếu vào mùa mưa và ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định… (gần vùng Đông Bắc Thái Lan) nay cũng đã xuất hiện ở Phú Thọ. Vì vậy, dịch tễ vùng của những người bệnh trên có còn ai sẽ bị nhiễm loại trực khuẩn này hay không? Người bệnh nào sẽ là người tiếp theo?

Những người bệnh trên liệu có còn quay lại với chúng ta vì nhiễm khuẩn do trực khuẩn Whitmore này gây ra hay không?

  1. Khuyến cáo cho người bệnh về căn bệnh Meloidiosis

Người bệnh khi ra viện:

+ Phải được kê đơn thuốc tiếp tục điều trị

+ Hẹn tái khám

  • Đề nghị: Khoa lâm sàng và Bệnh viện có biện pháp triệt để cho người bệnh, để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và môi trường
  • Cảnh giác với bệnh Meloidiosis
  • Bệnh cảnh hay gặp:

+ Nhiễm trùng huyết

+ Nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi…)

+ Nhiễm trùng da niêm mạc (áp xe…)

+ Nhiễm trùng tiết niệu

+ Thường nhiễm trùng đa ổ

  • Việcđiều trịWhitmore (Melioidosis) được chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn tấn công (10 – 14 ngày)

+ Giai đoạn duy trì (3 – 6 tháng) để ngăn ngừa tái phát.

Sự lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh khác nhau. Burkholderia pseudomallei thường nhạy cảm với Ceftazidime, Meropenem, Imipenem, Doxycycline và Amoxicillin + Acid clavulanic, Trimethoprim – sulfamethoxazole.

Vi khuẩn này đặc biệt kháng tự nhiên với Colistin và Gentamycin

  1. Bàn luận về bệnh Meloidiosis

  • Bênh Meloidiosis được phát hiện từ năm 1911
  • Ở Việt Nam được triển khai và nghiên cứu từ thập niên 90
  • Dịch tễ: – Hiện nay có rất nhiều tỉnh thành đã có sự xuất hiện của Whitmore
  • Trường hợp của các ca bệnh: Phú Thọ  ổ nhiễm hay không?
  • Chẩn đoán Vi sinh: Dễ dàng, sẵn sàng và có đầy đủ sinh phẩm để chẩn đoán
  • Bệnh này không mới nhưng dễ bị “bỏ sót” và “quên lãng”
  • Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng có thể nhầm lẫn với bệnh khác như lao và viêm phổi
  • Yếu tố nguy cơ: Có vết xây xát trên da, nông dân, ở người bệnh bị tiểu đường, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, bệnh lý gan thân, bệnh phổi mãn tính (COPD, bệnh xơ nang, giãn phế quản), sỏi thận … Bệnh mắc ở mọi lứa tuổi

Cách lấy bệnh phẩmđể chẩn đoán:

– Máu: Lấy trực tiếp vào chai cấy máu thích hợp

– Đờm: Đờm khạc lấy vào lọ vô trùng, đờm lấy qua nội soi phếquản, qua canuyn

– Mủ áp xe, mảnh sinh thiết: Tăm bông vô trùng

– DMP, DMB, DMT, DNT, DKG, DOB: lấy vào chai cấy máu hoặc lọ vô khuẩn có nắp xoáy

– Nước tiểu: lấy vào lọ vô khuẩn có nắp xoáy

  1. Khuyến nghị về bệnh Meloidiosis

  • Không được bỏ sót bệnh Meloidiosis, đã có hàng chụccas bệnh xuất hiện ở Tỉnh Phú Thọ kể từ 2014 đến nay.
  • Đơn vị Vi sinh, Trung tâm xét nghiệm, luôn sẵn sàng chẩn đoán, phân lập và thực hiện kháng sinh đồ. Các bác sỹ lâm sàng cần lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm khi có dấu hiệu nghi ngờ.
  • Bắt buộc kê đơn kháng sinh Co-trimoxasol điều trị 3-6 tháng cho người bệnh sau khi ra viện, điều trị triệt để.
  • Lưu ý khai thác tiền sử dịch tễ của bệnh nhân, nhằm xác định ổ bệnh trong cộng đồng hướng đến công tác tuyên truyền và phòng bệnh.
  • Trong những trường hợp người bệnh bị sốt dài ngày cần phối hợp hội chẩn với Vi sinh

BSCKI Nguyễn Ngọc Hà

Đơn vị Vi sinh – Trung tâm xét nghiệm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện