Bệnh nhân muốn về, bác sĩ bảo ở lại điều trị thêm

Một sự thất vọng tràn trề đối với các bác sĩ và cả gia đình người bệnh nhưng nhờ có phương pháp Tips đã cứu người bệnh thoát khỏi tử thần.

Ngày 04 tháng 04 năm 2019, khoa Cấp cứu – BVĐK tỉnh Phú Thọ tiếp nhận người bệnh nam, tuổi còn khá trẻ (42 tuổi), vào viện trong tình trạng vừa nôn ra máu tươi với số lượng nhiều và đi ngoài phân máu, shock mất máu mức độ nặng (đây là lần nôn ra máu tái phát thứ 4). Các BS đã tiến hành khám, làm xét nghiệm, siêu âm cấp cứu, người bệnh nhanh chóng được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan mất bù do lạm dụng rượu nhiều năm và đã được nội soi thực quản – dạ dày, thắt tĩnh mạch thực quản cầm máu thành công, kết hợp với thủ thuật nội soi cầm máu, các bác sĩ đã cho truyền dịch và dung dịch cao phân tử để nâng huyết áp song song với đó là xin máu cấp cứu để truyền cho người bệnh. Kết quả người bệnh dần ổn định và huyết động tạm ổn.

Sau 4 ngày điều trị, người bệnh lại bất ngờ đi ngoài ra máu trở lại, huyết áp lại tụt và lại shock, tiếp tục được nội soi làm thủ thuật cầm máu, tuy nhiên lần này nội soi khó kiểm soát được do tình trạng thành thực quản đã xơ hóa do thắt nhiều lần, không thể cầm máu được.

Sau khi nội soi thắt tĩnh mạch thực quản không thành công, ekip Điện quang can thiệp đã được mời hội chẩn cấp cứu và chỉ định làm kỹ thuật tạo luồng thông cửa chủ trong gan qua da (TIPS), đây là kỹ thuật đặt một giá đỡ kim loại có màng phủ trong gan, tạo một dòng chảy trực tiếp từ tĩnh mạch cửa lên tĩnh mạch gan làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, kết hợp với nút các búi giãn tĩnh mạch thực quản để cầm máu.

Các bác sĩ đã thực hiện thành công kỹ thuật và máu ngừng chảy ngay lập tức, người bệnh ổn định và đi ngoài phân vàng sau 2 ngày, các thông số huyết động về bình thường

Tại sao Người bệnh muốn về mà bác sĩ nài nỉ ở lại?

Sau can thiệp TIPS 2 ngày, mặc dù Người bệnh nói khỏe lại bình thường và xin ra viện để về nhà với gia đình, nhưng các BS nhận thấy cần phải theo dõi thêm một số chỉ số và chờ đến khi ổn định hẳn mới có thể xuất viện. Chính vì lý do đo mà bác sĩ điều trị đã cùng với người nhà phải thuyết phục nài nỉ người bệnh ở lại được thêm 3 ngày đến khi ổn định hẳn mới có thể xuất viện.

Để đảm bảo sức khỏe cho Người bệnh, bên cạnh việc chữa bệnh, các bác sĩ điều trị còn đóng vai trò như những người bạn, người thân để người bệnh luôn cảm thấy được an ủi, chia sẻ và động viện yên tâm chữa bệnh – Bác sĩ Trần Quang Lục chia sẻ.

TIPS LÀ GÌ ?’

➡Là phương pháp can thiệp qua da tạo luồng thông cửa – chủ làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, từ đó điều trị và dự phòng chảy máu tiêu hóa tái phát.

➡TIPS có thể kết hợp với nút búi giãn tĩnh mạch thực quản gây chảy máu (điều này tốt hơn làm TIPS thông thường)

➡Là phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và hợp tác cùng các bác sĩ trong quá trình can thiệp.

➡Tỷ lệ chảy máu tái phát sau can thiệp thấp hơn nhiều so với điều trị nội khoa và nội soi, đặc biệt là có sự hỗ trợ của khung giá đỡ có màng phủ.

lsdb%201

Hình ảnh chụp hệ tĩnh mạch cửa và các búi giãn tĩnh mạch trước can thiệp TIPS

lsdb%202

 

Hình ảnh sau can thiệp tạo shunt cửa – chủ trong gan và nút búi giãn tĩnh mạch gây chảy máu

BS Trần Quang Lục – Ngô Minh

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện