Bệnh tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, làm sao để phòng ngừa?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là mối đe dọa tiềm tàng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng tiểu đường thai kỳ hiện nay đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Vì thế, hiểu biết về chúng cũng như trang bị những biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để giảm thiểu các biến cố xảy ra trong quá trình mang thai. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng mà đường huyết tăng cao hơn bình thường trong thời gian mang thai, thường là giai đoạn nửa sau của thai kỳ. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, khi mang thai, nhau thai sẽ sản xuất ra một số hormon có khả năng ngăn chặn hoạt động của insulin – hormon có vai trò chuyển hóa đường thành năng lượng. Vì thế mà các tế bào của cơ thể dễ trở nên kháng insulin hơn, khiến cho hàm lượng đường trong máu luôn ở mức cao, đặc biệt là sau bữa ăn. 

Lượng đường trong máu của mẹ bầu luôn ở mức cao đồng nghĩa với việc, em bé nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng em bé phát triển nhanh và có kích thước lớn. Thai to có thể khiến mẹ khó sinh thường và phải sinh mổ. 

ir6Pk6OzwVQFS wfTgL1iQ7KZizxOJ1NsW7Nf81E2CMd160YU3Ei11AGUkPHYLsdJEqxeodZm3q7URwzMwbyEkEwsKGdJgqbEPpfmya 6o45lhnahX5Jwub

Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến em bé tăng cân nhanh

Ngoài ra, nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoặc không được điều trị phù hợp thì thai nhi có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Gặp các vấn đề về hô hấp, như suy hô hấp, do sinh non
  • Bị vàng da
  • Bị hạ đường huyết sau khi được sinh ra. Lượng đường trong máu thấp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến biến chứng co giật. 
  • Thai chết lưu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng phát triển các hội chứng bệnh lý sau: 

  • Béo phì
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Suy giảm khả năng sản xuất insulin và tế bào giảm nhạy cảm với insulin

Đối với mẹ bầu, lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp hoặc tiền sản giật. Đây là những biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của của mẹ và em bé. Mặc dù nồng độ đường huyết thường sẽ trở lại mức bình thường sau khi sinh con, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mối nguy cơ sau này. Khoảng 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng mắc lại bệnh này khi già đi. Và nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục bị tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo. 

Nói chung, bệnh tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của mẹ và bé, cả trong quá trình mang thai và sau này. Vì thế, mẹ bầu cần có những biện pháp để kiểm soát mức đường huyết tốt hơn. 

Cần làm gì để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ?

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là thực hiện lối sống khoa học và đảm bảo sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ đang bị thừa cân béo phì hoặc có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường. 

2.1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Bước đầu tiên trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ là thực hiện chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng và đảm bảo mức đường huyết luôn an toàn. Một cách để giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường là theo dõi lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống. Các thực phẩm chứa một lượng lớn carbohydrate là đồ ngọt, mật ong, gạo, ngũ cốc,…

j8TJcxfap9hjYBIRvRZ2POIApQ5YOJmuTliSVQFFzMzBd2J0nm9Aat j2rbs9YivriW59ZgAxATt2X5MHsjm645Qvsi6fwEBZ0xXm 5LuQvwLoGbYCHTvOVpbSVn4fwcJY9wPn JHHRmEyHMc8Yf68Q

Mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Trước khi mang thai, bạn có thể thực hiện một số chế độ ăn kiêng hoặc tập luyện giảm cân, nhưng nếu đang mang thai, mẹ bầu vẫn cần ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh. Khi đó, mẹ bầu có thể tham khảo các khuyến nghị sau đây về chế độ ăn uống:

  • Đảm bảo lượng tinh bột hợp lý

Thực phẩm giàu tinh bột sẽ chuyển hóa thành glucose khi đi vào cơ thể, vì vậy, nếu lo ngại về nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, bạn không nên ăn chúng quá nhiều. Tuy nhiên, tinh bột vẫn cần có trong mỗi bữa ăn. Một hoặc hai chén cơm trong mỗi bữa ăn là vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể. 

  • Uống 1 cốc sữa mỗi ngày

Sữa là thực phẩm tốt cho sức khỏe và là nguồn cung cấp canxi quan trọng trong thai kỳ. Tuy nhiên, sữa cũng là một dạng carbohydrate và nếu uống quá nhiều một lúc có thể làm đường huyết tăng cao. Bạn cũng có thể sử dụng loại sữa ít đường nếu muốn uống thêm nhiều sữa hơn. 

  • Hạn chế đồ ngọt và món tráng miệng

Bánh ngọt, bánh quy, kẹo, nước ngọt,… là những thực phẩm chứa lượng carbohydrate cao và không tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm này thường chứa một lượng lớn đường, chất béo, và có rất ít giá trị về mặt dinh dưỡng.

2.2. Bổ sung đủ axit folic mỗi ngày

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc việc bổ sung axit folic hàng ngày trước khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Các chuyên gia cho biết, việc cơ thể không có đủ folate có liên quan đến tình trạng kháng insulin và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. So với những người không bổ sung đủ thì những phụ nữ được bổ sung đủ 400-600mcg axit folic cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ thấp hơn khoảng 25%. 

4mYQlj MQT7d2OtdGXVNkDpFmpaTWaY VKEzYUXS2JKzOl3Jal Xpp8oeZ5ZDX5FTAQ5yHZX tN4PvZWd01vtVC8gGwQ4kex7ESTphDBgTgtvD

Axit folic có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Axit folic là dạng tổng hợp của folate, hay vitamin B9, được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu Hà Lan, gan bò và các loại thực phẩm khác. Các tổ chức y tế khuyến nghị phụ nữ mang thai nên được bổ sung đủ 400-800mcg axit folic mỗi ngày.

  1. Có nên sử dụng men vi sinh để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ không?

Nhiều người tin rằng, sử dụng men vi sinh bắt đầu từ tháng thứ tư của thai kỳ ở phụ nữ bị thừa cân béo phì sẽ ngăn ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. 

Trong những năm gần đây, vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất và cân nặng đã trở thành một chủ đề nóng. Vì thế, một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của men vi sinh (chủng Lactobacillus rhamnosus và Bifidobacterium animalis subspecies lactis) trong việc ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ thừa cân và béo phì.  

Tuy nhiên, kết luận của các nghiên cứu này có thể khiến nhiều người hụt hẫng. Các thông số cho thấy, việc sử dụng men vi sinh bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai không làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Đối với hiệu quả giảm cân của men vi sinh thì vẫn cần nhiều bằng chứng hơn để khẳng định. 

Thậm chí, một số bằng chứng còn chỉ ra sự gia tăng nguy cơ tiền sản giật khi sử dụng men vi sinh trong thai kỳ. Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên thận trọng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng men vi sinh trong thời kỳ mang thai. 

Tóm lại, bệnh tiểu đường thai kỳ thường khởi phát vào những tháng cuối của quá trình mang thai và biến mất khi em bé chào đời. Trong khi đó, hầu hết những mẹ bầu có lượng đường trong máu được kiểm soát tốt đều sinh con khỏe mạnh mà không có bất kỳ biến chứng nào. Vì thế hãy chủ động quản lý cân nặng và lối sống trước và trong khi mang thai nhé.  

TLTK:

  1. CDC (Ngày đăng: Ngày 30 tháng 12 năm 2022). Gestational Diabetes, CDC. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023. 
  2. Janet B.McGill, MD, MA, FACE, Julie M.Silverstein, MD, Thomas J.Braranski, MD, PhD. Ngày đăng: Ngày 02 tháng 03 năm 2023. Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đường Typ 2. trungtamthuoc.com. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  3. GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, GS.TS. Cao Ngọc Thành, PGS.TS. Lê Minh Tâm, PGS.TS. Trương Thành Vinh, Cùng nhiều tác giả tham gia biên soạn. Ngày đăng: Ngày 04 tháng 02 năm 2023. Chẩn Đoán Và Điều Trị Đái Tháo Đường Thai Kỳ
  4. Janet B.McGill, MD, MA, FACE, Julie M.Silverstein, MD, Thomas J.Braranski, MD, PhD. Ngày đăng: Ngày 02 tháng 03 năm 2023. Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Đái Tháo Đường Typ 1. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  5. Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: Ngày 09 tháng 04 năm 2022). Gestational diabetes, Mayo Clinic. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023. 
  6. UCSF Health. Dietary Recommendations for Gestational Diabetes, UCSF Health. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023. 
  7. Janet B.McGill, MD, MA, FACE, Julie M.Silverstein, MD, Thomas J.Braranski, MD, PhD. Ngày đăng: Ngày 04 tháng 03 năm 2023. Sàng Lọc Và Chẩn Đoán Hội Chứng Đái Tháo Đường Đơn Gen. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  8. Dược sĩ Mai Hiên. Ngày đăng: Ngày 06 tháng 12 năm 2021 . Nguyên Nhân, Điều Trị Hạ Đường Huyết Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  9. Dược sĩ Lưu Anh. Ngày đăng: ngày 26 tháng 03 năm 2020.  Hãng dược phẩm Novo Nordisk đã gửi đơn xin cấp phép tại Mỹ cho thuốc Semaglutide dùng đường uống – Viên thuốc được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thị trường về thuốc tiểu đường. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  10. National Institutes of Health, (Ngày đăng: Ngày 30 tháng 04 năm 2019). Daily folic acid supplement may reduce risk of gestational diabetes, NIH. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023. 
  11. Dược sĩ Lưu Anh. Ngày đăng: Ngày 22 tháng 07 năm 2022. Danh mục tương tác thuốc tim mạch và thuốc điều trị đái tháo đường với bệnh lý mắc kèm tại bệnh viện Đa Khoa Đức Giang. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023. 
  12. Leonie K. Callaway,  H. David McIntyre, […] (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 01 năm 2019). Probiotics for the Prevention of Gestational Diabetes Mellitus in Overweight and Obese Women: Findings From the SPRING Double-Blind Randomized . Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  13. Dược sĩ Thu Trang. Ngày đăng: Ngày 22 tháng 03 năm 2023. Báo cáo đồng thuận T9/2022 ADA/ EASD: Metformin không còn là lựa chọn đầu tay mặc định cho mọi bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  14. Controlled Trial, Diabetes Journals. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023. 
  15. Nguyễn Thị Hồng Ngọc – Đại học Dược Hà Nội Nguyễn Thùy Trang – Đại học Dược Hà Nội Đinh Thị Thủy – Đại học Dược Hà Nội Hồ Tuấn Kiều Trinh – Đại học Y Dược TP HCM. Ngày đăng: Ngày 29 tháng 12 năm 2022. Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Hoa Kỳ ADA 2023. nhathuocngocanh.com. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  16. Bác sĩ Hà Văn Huy. Ngày đăng: Ngày 03 tháng 01 năm 2023. Chú ý dành cho thai phụ mắc đái tháo đường (GDM) theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023.
  17. Tổng quan về đái tháo đường và quản lý tăng đường huyết – BMJ. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  18. PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng – Ths. BSNT. Phạm Trần Linh. Ngày đăng: Ngày 31 tháng 03 năm 2022. Sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý tim mạch. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  19. Jeffrey L Ecker, MO, Camille E Powe, MD Section Editor: Erika F Werner, MD, MS Deputy Editor: Vanessa A Barss, MB, FACOG. Ngày đăng: Ngày 25 tháng 11 năm 2022. Quản lý đái tháo đường tiền thai kỳ đã có từ trước. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  20. Sarah J. Davidson, Helen L Barrett, […] (Ngày đăng: Ngày 19 tháng 04 năm 2021). Probiotics for preventing gestational diabetes, PubMed. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.

Tác giả: Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Quang Ân – Nguyên Giám Đốc trung tâm đột quỵ bệnh viện đa khoa Phú Thọ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện