Làm sao để chăm sóc đường vào mạch máu tốt nhất??

Đường vào mạch máu cho lọc máu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lọc máu thành công đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sống còn của người bệnh. Biến chứng của đường vào mạch máu góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong và gánh nặng bệnh tật của bệnh nhân suy thận mạn. Để nâng cao chất lượng cuộc sống và người bệnh cần biết cách chăm sóc đường vào mạch máu. Có 2 loại đường vào mạch máu là: cầu tay(AVF và AVG) và Catherter (Catherter đường hầm và catherter tạm thời). Cầu tay được sử dụng phổ biến hơn Catherter vì ít biến chứng và thời gian sử dụng được dài hơn Catherter.

Cách chăm sóc cầu tay (AVF và AVG)

* Người bệnh cần kiểm tra hàng ngày xem cầu tay của mình có đang hoạt động tốt không bằng cách:

+ Nhìn:  Người bệnh nên quan sát cầu tay để kiểm tra dấu hiệu của sự nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, chảy máu, bong tróc, phồng rộp)

+ Nghe: Khi áp tai lên cầu tay bạn sẽ nghe thấy âm thanh của dòng máu đang chảy qua.

+ Cảm nhận: Đặt nhẹ ngón tay lên cầu sẽ cảm nhận được độ rung.

IMG 0029

                          Người bệnh điều trị tại TT Thận lọc máu

* Vệ sinh cầu và rửa tay bằng xà phòng trước khi vào ca chạy thận

* Đặc biệt nên vệ sinh cầu tay bằng dung dịch sát khuẩn

* Không được gãi ở cầu tay vì móng tay có thể gây trầy xước, nhiễm trùng cầu tay

* Trước khi cắm kim chạy thận người bệnh sẽ được sát khuẩn bằng cồn tại vị trí cắm kim, người bệnh không được sờ tay hay làm bẩn vào vị trí này sau khi sát khuẩn.

* Trước khi rút kim người bệnh cũng được sát khuẩn bằng cồn và được băng tai vị trí cắm kim bằng gạc cầu vô khuẩn

* Nằm ngủ không được gối đầu lên cầu tay vì dễ gây vỡ, tắc cầu nối

* Không xách đồ nặng bên tay có cầu tay

* Không đo huyết áp ở cánh tay có cầu tay vì dễ làm hỏng mạch, cầu nối

* Không lấy máu, tiêm thuốc trên cánh tay có cầu tay

* Trong quá trình chạy thận tay bên cầu nối cần được cố định tránh không gấp khuỷu vì có thể  gây tụt kim, kim xuyên mạch, tổn thương mạch máu, phù nề chỗ tiêm.mạch hoặc tắc mạch cũng không nên băng quá lỏng  vì có thể gây chảy máu. Bệnh nhân cần sờ tay cảm nhận xem làn sóng chuyển động như rung miu dưới tay, còn không cảm nhận được cần nới lỏng băng keo ngay

* Sau khi lọc máu bệnh nhân được đặt gạc cầu máu và quấn băng keo, không nên băng quá chặt vì có thể gây thoát

* Khi đi trời nắng hay làm việc ở môi trường không khí bụi bẩn, mặc áo dài tay để bảo vệ cầu tay.

* Mùa đông không nên mặc áo quá dầy, quá chật tránh cầu tay bị ép quá chặt

* Báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh có bất kì dấu hiệu bất thường như

+ Bạn bị nhiễm khuẩn hoặc chảy máu cầu tay

+ Huyết áp của người bệnh thường tăng hoặc giảm

+ Tay có cầu tay bị sưng, nóng, đỏ,đau, phù hoặc có dấu hiệu tay bên cầu nối lạnh hơn tay kia

Cách chăm sóc catherter chạy thận

* Sau khi lọc máu xong Catherter của người bệnh được sát khuẩn băng cố định tránh tuột. Người bệnh cần theo dõi catherter hạn chế dịch mồ hồi thấm vào catherter. Hạn chế vận động mạnh hay giãy giụa để catherter không bị tụt ra ngoài. Cố định lại nếu catherter bị lỏng, báo ngay cho nhân viên y tế nếu nghi catherter bị tụt ra ngoài, có dịch, máu thấm băng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật