Những hiểm họa từ vết thương do chó cắn cần được lưu ý

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận cùng lúc 2 người bệnh là trẻ em bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng sau khi bị chó cắn.

Khi bị chó cắn người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương tránh bị nhiễm trùng
Khi bị chó cắn người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương tránh bị nhiễm trùng

Trường hợp thứ nhất là bé gái Đ.K.L (6 tuổi) bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng chân trái lúc đạp xe đi chơi. Bé đã được khâu vết thương nhưng sau 7 ngày vết cắn không khỏi, mưng mủ và bị nhiễm trùng, gia đình đã chuyển bé lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Hình ảnh vết thương bị chó cắn sau khi được xử lí nhiễm trùng
Hình ảnh vết thương bị chó cắn sau khi được xử lí nhiễm trùng

Trường hợp thứ hai là bé trai Đ.H.T (6 tuổi) cũng bị chó của nhà hàng xóm tấn công trong lúc đang chơi. Sau khi bị chó cắn, gia đình đã đưa bé đi khâu vết thương. Nhưng do vết thương quá sâu nên gia đình đã chủ động đưa bé xuống tuyến trung ương để xử lý. Sau điều trị gần 1 tháng vết thương chưa liền lại và xuất hiện nhiễm trùng, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để điều trị.

Bé trai đã được điều trị ổn định sau khi bị nhiễm trùng do chó cắn
Bé trai đã được điều trị ổn định sau khi bị nhiễm trùng do chó cắn

Tại khoa Ngoại yêu cầu – Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm bác sĩ xác định cả 2 bé đều bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng sau khi bị chó cắn.

Hướng điều trị cho các bé là: bơm rửa, cắt lọc vết thương để hở, thay băng hàng ngày, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Sau điều trị 7 ngày vết thương đã khô, tình trạng ổn định và các bé đã được ra viện.

Khuyến cáo của bác sĩ khi người dân bị chó cắn

Vết thương do chó cắn thường khá sâu và có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Khi bị chó cắn, thông qua các vết thương hở, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh dại hoặc bị các vi khuẩn gây nhiễm trùng tại vết thương như là uốn ván, tụ cầu, liên cầu, capnocytophaga hay pasteurella và tụ cầu vàng kháng methicillin…

Do đó, các vết thương khi bị chó cắn cần được xác định xử trí sớm qua những bước thông thường như làm sạch, bơm rửa, cắt lọc vết thương để hở, sử dụng thuốc kháng viêm, tránh trường hợp bị nhiễm trùng, tiêm phòng huyết thanh kháng dại, tiêm phòng uốn ván…

Sau đó, người bệnh cần được theo dõi, nếu gặp các tình trạng nghiêm trọng như vết thương chó cắn bị nhiễm trùng hay vết thương chó cắn bị mưng mủ thì nên được đưa tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại với đội ngũ chuyên môn trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ thường xuyên của các chuyên gia đầu ngành, luôn là địa chỉ tin cậy trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận và khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Hiện nay, Bệnh viện đã triển khai được hầu hết các kỹ thuật chuyên sâu của tuyến tỉnh và tuyến trung ương, sẵn sàng tiếp nhận tất cả các trường hợp khám chữa bệnh và cấp cứu đến với Bệnh viện.

Người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe, vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Hotline: 1800 888 989

 

 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện