Cứu sống người bệnh bị đột quỵ do tắc động mạch thân nền

Ngày 12/8, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Quang Ân – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, vừa cứu sống một người bệnh bị đột quỵ do tắc động mạch thân nền.

Người bệnh là bà K.T.P (65 tuổi) trú tại Thị trấn Yên Lập, Huyện Yên Lập). 7h sáng 12/8, khi đang làm vườn, bà P xuất hiện những cơn đau đầu, choáng váng, một nửa cơ thể yếu đi, cố gắng gọi người nhà trước khi rơi vào hôn mê. Ngay lập tức, bà P được gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng liệt nửa người bên phải, tim đập nhanh.

Qua thăm khám ban đầu nhận định các dấu hiệu của đột quỵ, kết quả chụp cắt lớp vi tính CT-Scan 128 dãy dựng mạch máu não cho thấy người bệnh bị tắc động mạch thân nền giờ thứ 3.

17082021 tac dong mach 1

Động mạch thân nền

Tắc động mạch thân nền nếu để trễ can thiệp, cứ mỗi phút có đến 2 triệu tế bào thần kinh bị chết không thể phục hồi. Trước tiên lượng tử vong cao nếu không cấp cứu kịp thời, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và đưa ra kết luận người bệnh cần can thiệp nội mạch lấy huyết khối – một phương pháp hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật cao chỉ được triển khai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh để lấy huyết khối ra khỏi não.

Được sự đồng ý của gia đình, ê kíp cấp cứu do Thạc sĩ Bác sĩ Phan Ngọc Nhu đã nhanh chóng chuyển người bệnh đến phòng can thiệp. Bác sĩ Nhu đặt luồn ống từ động mạch đùi dẫn lên tới não nơi huyết khối làm tắc động mạch, sau đó dẫn lưu khối huyết này ra ngoài để máu lưu thông lên não.

17082021 tac dong mach 2

Bác sĩ Phan Ngọc Nhu cùng kíp can thiệp mạch cho người bệnh

17082021 tac dong mach 3

Sau hơn 1 giờ can thiệp thủ thuật, động mạch thân nền đã được tái thông hoàn toàn. Nhờ cấp cứu kịp thời mà người bệnh P đã thoát khỏi cơn nguy kịch. Sau can thiệp, người bệnh dần tỉnh táo trở lại và tiếp tục được theo dõi điều trị và phục hồi chức năng vận động tại Trung tâm Đột quỵ.

17082021 tac dong mach 4

Người bệnh được kiểm tra vận động sau can thiệp

 Động mạch thân nền là động mạch mạch cấp máu quan trọng nhất trong cơ thể. Vì vậy, nếu không có chuyên môn, chẩn đoán chính xác, kịp thời thì người bệnh dễ dẫn tới hôn mê sâu, liệt nửa người, liệt tứ chi, ngưng tim và rất nhanh chóng dẫn tới tử vong. Nhiều trường hợp dù sống nhưng phải thở máy lâu dài, sống thực vật, tạo gánh nặng tâm lý, kinh tế cho gia đình người bệnh.

Qua đây, những trường hợp xuất hiện dấu hiệu đột quỵ như chóng mặt, giảm thị lực, tê liệt vận động,… nếu trên địa bàn Phú Thọ hoặc các tỉnh lân cận cần nhanh chóng đưa đến Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế di chứng sau đột quỵ, Bác sĩ Ân khuyến cáo.

Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

THỜI GIAN LÀ NÃO

Tổng đài CSKH: 1800888989 (miễn phí cước gọi)

Huy Quang

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện