Cứu sống người bệnh bị đột quỵ trong “giờ vàng”

Người bệnh bị đột quỵ được cứu sống nhờ sự phối hợp tốt từ Bệnh viện tuyến huyện đến Bệnh viện tuyến tỉnh.

Ngày 30/9/2018 người bệnh Nguyễn Thị Chỉ – 64 tuổi (Thanh Thủy- Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng liệt nửa người bên trái, nói khó, đau đầu, buồn nôn, nhịp tim không đều. Người nhà cho biết, bà có tiền sử bệnh lý tim mạch không rõ ràng và đây là lần đột quỵ đầu tiên.

Tiếp nhận người bệnh từ Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy chuyển lên dựa vào các triệu chứng lâm sàng như lơ mơ, nói khó, yếu nửa người và dựa vào hình ảnh  phim chụp CT sọ não từ tuyến dưới, các bác sĩ tại Trung tâm đột quỵ đã tiến hành sử dụng phương pháp Tiêu huyết khối bằng đường tĩnh mạch . Ngay khi tiêm thuốc vài giờ đồng hồ, cơ lực của bệnh nhân đã cải thiện, không còn tê bì nửa người trái và bắt đầu nói chuyện bình thường.

anh%20dt%20qu%20130092018 dqgv 01

Người bệnh đã thoát khỏi lưới tử thần nhờ chuyển tuyến kịp thời từ Bệnh viện tuyến huyện

Trao đổi với Ths.Bs. Nguyễn Quang Ân – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ cho biết: “Đột quỵ nhồi máu não xảy ra do tình trạng tắc, nghẽn động mạch não gây tổn thương nhu mô não do động mạch đó chi phối. Đột quỵ nhồi máu não có tỷ lệ tử vong cao, mức độ di chứng nặng nề. Việc tái thông nhanh chóng mạch máu bị tắc có ý nghĩa quan trọng. Một phương pháp tái thông mạch máu ở người bệnh đột quỵ cấp là điều trị thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng là tiêu fibrin của cục máu đông, nhờ đó làm tan huyết khối. Tuy nhiên để điều trị hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tai biến đòi hỏi tốc độ triển khai xử lý phải nhanh trong vòng 4.5 giờ từ khi khởi phát.”

30092018 dqgv 02anh%20dt%20qu%202

Trong “giờ vàng” đột quỵ não có thể cứu chữa được

Khác với những bệnh khác, đột quỵ não đòi hỏi sự can thiệp kịp thời để não được cung cấp máu trở lại nhằm duy trì hoạt động. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng chết não dẫn đến tử vong, trường hợp giữ được mạng sống thì biến chứng nặng nề về vận động, trí não. Bác sĩ Ân cũng cho biết thêm: “Mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm 4% tử vong và tăng 4% cơ hội sống sót sau đột quỵ.”

Do vậy, việc được phát hiện, cấp cứu kịp thời có ý nghĩa sống còn với người bệnh. Để làm được điều này rất cần sự hiểu biết của người nhà người bệnh, người dân trong cộng đồng trong việc phát hiện sớm bệnh lý. Trao đổi rộng rãi, phổ biến kinh nghiệm, kiến thức về đột quỵ với người dân nhằm nâng cao khả năng ứng cứu giúp nạn nhân thoát khỏi cơn nguy kịch. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thái độ xử trí của các cơ sở y tế tuyến dưới. Như trong trường hợp bệnh nhân nêu trên, thì Trung tâm y tế Thanh Thủy đã phát hiện kịp thời đột quỵ não cấp và chuyển về Trung tâm đột quỵ đúng khung giờ vàng. Trong khoảng  “thời gian vàng” để cấp cứu đột quỵ, tránh di chứng và tử vong. Người dân không nên sơ cứu gì ở nhà, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu ở bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu bạn cần tư vấn hãy nhấc máy và liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0210.6.552.288.

Cao Thủy 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện