Điều trị thành công 1 trường hợp bị hơn 300 nốt ong đốt tại khoa hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Điều trị thành ng 1 trường hợp bị hơn 300 nốt ong đốt tại khoa hồI sức tích cực – chống độc,

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nhiều người vẫn tin rằng ong đốt có thể chữa bệnh, nhưng ong đốt có lợi không thì còn là một câu hỏi đang bỏ ngỏ vì thực tế chưa thấy ong có thể chữa bệnh cho người mà còn có thể gây tử vong.

Nhiều người vẫn tin rằng ong đốt có thể chữa bệnh, nhưng ong đốt có lợi không thì còn là một câu hỏi đang bỏ ngỏ vì thực tế chưa thấy ong có thể chữa bệnh cho người mà còn có thể gây tử vong. Khi bị nọc ong đốt trường hợp nhẹ (chỉ cần 1 con) nạn nhân có thể nổi mề đay, ngứa, đau nhức tại chỗ bị đốt, nếu nặng (trên 10 con) có thể bị sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản, suy hô hấp, suy thận…người bệnh có thể chết ngay tại chỗ (thường là trẻ em) hoặc bị viêm ống thận cấp do tiêu cơ vân trong những ngày sau.

Ong có 2 loại chính:

ong ong2

Họ ong vò vẽ (Vespidae) bao gồm:

  • Ong vò vẽ thường: thân dài, bụng thong, mình vàng có vạch màu đen, thường làm tổ trên cây hay dưới mái nhà.
  • Ong bắp cày to hơn, mình đen chấm vàng, thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất trong đống củi mục
  • Ong vàng mình thon, nhỏ thân dài, vàng toàn thân, làm tổ ở trên cây hoặc dưới mái nhà

Ong mật: Ong nhà, nuôi lấy mật, bụng to tròn, có lông nhưng bay chậm.

 


Ngòi ong:
 Chỉ ong cái là có ngòi. Ong nhà và ong vò vẽ có ngòi dài 2-3 mm có gai, khi đốt để lại ngòi trong da. Đốt xong ong sẽ chết. Ong vò vẽ và ong bắp cày có ngòi ngắn nhẵn không có gai, đốt xong, rút ra dễ. do đó chúng có thể đốt đi đốt lại nhiều lần

Nọc Ong: Chứa nhiều chất độc và nhiều men, dễ gây dị ứng. Chủ yếu có các chất là các amin gây viêm (histamin, Noradrenalin, Dopamin, Serotonin..), các peptid (Apamin gây độc thần kinh, Mellitin là chất độc gây tan máu) và các enzym khác

Ong vò vẽ và ong bắp cày có lượng nọc gấp 2 hay 3 lần ong nhà.

Các triệu chứng khi bị ong đốt:

  1. Phản ứng không dị ứng

Phản ứng viêm tại chỗ: đỏ da, phù nề, đau, ngứa và có thể mất đi sau 4-12 giờ. Tuy nhiên nếu ong đốt ở vùng hầu họng có thể gây viêm phù nề lớn và làm ngạt thở suy hô hấp

Phản ứng độc:xảy ra nếu số lượng ong đốt quá nhiều, có thể gây ra:

  • Nôn mửa
  • Sốc, tụt huyết áp, đông máu trong lòng mạch
  • Hôn mê, co giật
  • Tiêu cơ vân dẫn đến viêm ống thận cấp
  1. Phản úng dị ứng

    : tùy theo từng mức độ khác nhau, phản ứng hệ thống xếp theo mức độ nặng tại da niêm mạc, hô hấp, tiêu hóa. Nặng nhất là sốc phản vệ, xuất hiện nhanh chỉ vài phút sau ong đốt có thể gây tử vong.

Xử trí

  1. Tại chỗ

  • Lấy nhíp cậy ngòi ở vết đốt nếu là ong mật
  • Sát trùng vết đốt: bằng nước sạch hoặc nước dấm pha loãng
  • Tiêm phòng uốn ván nếu vùng da tổn thương bị nhiễm bẩn
  • Tháo các nhẫn, vòng đeo tay để tránh chèn ép mạch khi có phù nề
  • Uống thuốc kháng histamin, Prednisolon trong vài ngày.
  1. Xử trí tại cơ quan y tế

  • Truyền dịch sao cho đảm bảo nước tiểu trên 100 ml/h ở người lớn.
  • Tiêm Solumedrol hay Depersolon
  • Chống co giật là biện pháp quan trọng để chóng tiêu cơ vân và suy hô hấp cấp
  • Vận chuyển đến khoa Chống độc hoặc khoa điều trị tích cực
  1. Xử trí sốc phản vệ:

  • Cần nhớ rằng sốc phản vệ có thể chỉ do một con ong đốt
  • Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.

4. Chống suy hô hấp cấp và suy đa tạng:

  • Tùy theo mức độ, có thể cho nạn nhân: thở oxy mũi, thở mặt nạ oxy bóp bóng hoặc đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo
  • Truyền hoặc xịt Salbutamol
  • Chống các phản ứng chậm: chủ yếu bằng Corticoid
  • Dùng lợi tiểu khi cần thiết
  • Nếu bệnh nhân vô niệu cần điều trị can thiệp bằng lọc máu thay thế thận

LƯU Ý: Họ ong vò vẽ nếu đốt trên 10 nốt là tiên lượng nặng, trên 30 nốt là tiên lượng rất nặng có nguy cơ gây sốc phản vệ rất cao.

TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BVDK TỈNH PHÚ THỌ

Ngày  29/8/2017 Chị Bùi Thị Vân A. trên đường đi làm về bị tổ ong rơi vào đầu, bị ong đốt liên tục khoảng trên 300 nốt, chị bị bất tỉnh ngay sau đó. Đã được sơ cứu tại Trạm Y Tế xã Ca Đình rồi đưa đến BVĐK Hùng Vương điều trị trong 10 tiếng nhưng tình trạng sốc không cải thiện, vô niệu hoàn toàn, xét nghiệm suy đa phủ tạng. Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại BVĐK Tỉnh Phú Thọ được cấp cứu tích cực, xét nghiệm có tình trạng suy đa phủ tạng: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận nặng, tiêu cơ vân cấp Người bệnh được hồi sức tích cực bằng: đặt nội khí quản, thở máy, bồi phụ nước, điện giải, chống suy gan, suy thận, siêu lọc máu liên tục,…

Qua điều trị 5 ngày bằng lọc máu liên tục tình trạng huyết động và tiêu cơ vân dần ổn định, tuy nhiên vẫn vô niệu hoàn toàn. Bệnh nhân tiếp tục được lọc máu ngắt quãng 6 lần sau đó, đến ngày thứ 14 của bệnh bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu đái trở lại, làm xét nghiệm tình trạng tiêu cơ vân và suy thận có dấu hiệu giảm dần. Đến ngày điều trị thứ 20 tình trạng bệnh nhân ổn định, các tổn thương hồi phục hoàn toàn và được cho ra viện trong tình trạng tỉnh táo, các chỉ số xét nghiệm đánh giá lại dần trở về bình thường.

anh onganh ong2

Đây là 1 trong các trường hợp rất nặng khi nhập viện lúc đầu được tiên lượng tử vong nhưng đã điều trị thành ng bằng điều trị sớm phương pháp lọc máu liên tục.

KHUYẾN CÁO

Ong đốt là một cấp cứu nội khoa khẩn cấp, sốc phản vệ có thể xẩy ra khi chỉ có một nốt ong đốt, nếu không xử trí kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. Khi bị đốt từ 10 nốt trở lên đã được coi là nặng và trên 30 nốt trở lên là rất nặng và có thể rất nguy kịch. Việc xử trí sớm bằng các biện pháp cấp cứu và hồi sức tích cực là rất cần thiết để cứu sống tính mạng người bệnh

Tránh tiếp xúc với khu vực có ong: không chọc phá, bắt ong, đập tổ ong…Trang bị các kiến thức cần thiết để phòng chống ong đốt như đi vào rừng cần mặc những áo tay dài hay có bảo hộ lao động..Không để hoang nhà cửa, rọn dẹp các cành cây bụi rậm gần nhà để tránh tạo điều kiện cho ong làm tổKhi phát hiện được có tổ ong ở khu dân cư, hay khu vực có nhiều người qua lại cần phải phá bỏ tổ ong đúng cáchTrang bị kiến thức cơ bản để sơ cứu người bị ong đốt, nếu bị ong độc đốt với số lượng lớn hay có dấu hiệu nặng cần đưa đến cơ sở y tế lớn ngay càng sớm càng tốt.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện