Tinh hoàn ở nam giới được biết đến là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng. Đây chính là nơi sản sinh ra nội tiết tố nam và tinh trùng. Một trong những bệnh lý thường gặp ở bộ phận này đó chính là tràn dịch màng tinh hoàn. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như cách điều trị, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.
Triệu chứng nổi bật của tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường có tỷ lệ mắc rất cao. Tuy nhiên, ở nam giới trưởng thành, bệnh lý này vẫn có thể xuất hiện.
Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng bìu bị sưng phồng do có dịch tụ lại ở màng mỏng bao quanh tinh hoàn. Triệu chứng nổi bật thường thấy của bệnh lý này đó là:
- Bìu bị sưng phồng ở một hoặc cả hai bên.
- Tràn màng dịch này thường không gây đau đớn, ở người lớn thì thường chỉ hơi nhức.
- Người trưởng thành khi bị bệnh thường cảm thấy khó chịu do sự nặng nề của bìu sưng. Tình trạng đau có thể tăng lên theo mức độ viêm nhiễm. Thông thường, bìu sẽ đỡ sưng hơn vào buổi sáng và sưng nhiều hơn khi càng về cuối ngày.
- Nguyên nhân khiến tinh hoàn bị tràn dịch màng có thể đến từ:
- Chấn thương hoặc viêm nhiễm vùng trong bìu.
- Nhiễm trùng qua chấn thương hoặc qua đường tình dục.
- Ung thư tinh hoàn.
Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn ở nam giới
Vậy tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không? Đa phần bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí, hầu hết tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh sẽ tự mất đi mà không cần điều trị sau 1 tuổi.
Tuy nhiên, bệnh lý này cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt là khả năng quan hệ, sản xuất tinh trùng.
Bạn có biết biến chứng nguy hiểm của tràn dịch màng tinh hoàn?
Dưới đây là một vài biến chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra khi tràn dịch màng tinh hoàn xuất hiện:
- Viêm tinh hoàn và ung thư tinh hoàn sẽ khiến cho chức năng sản sinh tinh trùng bị giảm sút.
- Thoát vị bẹn gây ra hiện tượng tắc ruột do nghẹt ruột. Nếu biến chứng này không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
Với những biến chứng trên, bạn đã có thể thấy được sự nguy hại nếu không được chữa trị kịp thời của căn bệnh này. Vậy tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi? Nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, căn bệnh sẽ càng nhanh khỏi.
Biến chứng nguy hiểm của tràn dịch màng tinh hoàn
Tiêu chuẩn chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn
Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hay ai đó chẳng bị tràn dịch màng tinh hoàn thì hãy khuyên họ đi khám ngay. Dưới đây sẽ là 2 phương pháp chẩn đoán mà Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ gửi đến bạn.
Lâm sàng
Khám lâm sàng được hiểu là việc thăm khám sức khỏe ban đầu để phát hiện ra những biểu hiện bất thường. Quá trình khám lâm sàng thường thông qua quan sát, nghe, nắn, sờ… Khi khám lâm sàng, bạn sẽ phải trải qua một số bước sau:
- Đánh giá mức độ dịch bị tràn và cơn đau của người bệnh.
- Kiểm tra thoát vị bẹn bằng cách tạo áp lực lên thành bụng và bìu.
- Quan sát rõ hơn dịch xung quanh tinh hoàn bằng phương pháp chiếu ánh sáng qua bìu.
Cận lâm sàng
Sau khi người bệnh hoàn thành khâu khám lâm sàng, bác sĩ sẽ có thể chỉ định một số xét nghiệm gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu và máu để xem tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.
- Người bệnh tiến hành siêu âm để phát hiện xem có bị thoát vị bẹn hay có khối u tinh hoàn hay không.
Ngoài ra, có thể người bệnh sẽ phải trải qua một số phương pháp chẩn đoán khác do bác sĩ chỉ định. Việc này giúp cho bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn tại cơ sở uy tín
Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Sau khi người bệnh đã được chẩn đoán mức độ và tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tràn dịch màng tinh hoàn. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, chúng tôi hiện đang áp dụng hai phương pháp điều trị chính gồm phẫu thuật và dẫn lưu.
Phẫu thuật
Nếu dịch chứa bên trong màng tinh tinh hoàn lớn gây khó chịu cho người bệnh thì cần phẫu thuật hay còn gọi là mổ tràn dịch màng tinh hoàn. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên bìu hoặc bụng dưới của người bệnh.
Sau đó, bác sĩ tiến hành dẫn dịch ra ngoài. Kế đó, đường đi giữa bụng và bìu sẽ được thắt lại để dịch không thể tràn xuống trong tương lai.
Dẫn lưu
Một phương pháp đơn giản và nhẹ nhàng hơn phẫu thuật trong việc điều trị bệnh lý này đó là dẫn lưu. Bác sĩ chỉ cần dùng kim tiêm để đưa dịch tinh hoàn ra ngoài bằng cách dẫn lưu. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là khả năng tái phát chỉ trong vòng vài tháng.
Nếu tình trạng tàn dịch của bạn quá nặng và gây khó chịu thì hãy tìm đến với những phương pháp trên để khắc phục ngay.
Phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn