Lẹo mắt – 1 số biện pháp điều trị và phòng ngừa

Để điều trị lẹo mắt, việc đầu tiên là phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng này. Người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và xác định nguyên nhân gây lẹo mắt. Dựa vào đánh giá ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa lẹo mắt
Biện pháp điều trị và phòng ngừa lẹo mắt

Các phương pháp điều trị lẹo mắt

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình phục hồi, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để tự điều trị tại nhà:

  • Chườm ấm: Dùng một miếng vải sạch, làm ấm và chườm lên mí mắt trong khoảng thời gian 5-10 phút. Lặp lại quy trình này từ 3-5 lần mỗi ngày và tiếp tục thực hiện hàng ngày cho đến khi sưng lẹo giảm đi. Chườm ấm giúp làm mềm mô và tăng cường tuần hoàn máu trong các tuyến dầu.
  • Đảm bảo tay luôn sạch sẽ và rửa tay sau khi tiếp xúc với các đồ vật khác nhau và trước khi chạm vào mắt.
  • Rửa mặt hàng ngày và vệ sinh kỹ vùng da mắt.
  • Tránh chạm tay vào mắt, đặc biệt là vị trí có lẹo mắt.
  • Tuyệt đối không cố gắng nặn mụn lẹo. Hành động này có thể gây kích ứng hoặc gây biến dạng giác mạc.
  • Tạm thời ngưng sử dụng mỹ phẩm cho mắt cho đến khi lẹo hoàn toàn lành.

Nếu lẹo kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh cần đến bệnh viện có chuyên khoa Mắt để được bác sĩ khám và điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị dựa trên tình trạng cụ thể, có thể bao gồm các phương pháp khác nhau:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc nhỏ mắt tại chỗ trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Thuốc nhỏ mắt có thể có dạng mỡ hoặc nước, giúp giảm sưng mắt. 1 số trường hợp, thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau nhức liên quan đến lẹo mắt.
  • Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp lẹo mắt quá lớn hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa sau khoảng 1-2 tuần, có thể thực hiện rạch dẫn để tiến hành thoát mủ.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan: Áp dụng cho các trường hợp bị mụn trứng cá đỏ hoặc viêm bờ mi mạn tính.

Một số cách phòng ngừa lẹo mắt

Để tránh mắc phải lẹo mắt, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Hãy duy trì vệ sinh mí mắt và lông mi bằng cách thường xuyên tẩy trang mắt trước khi đi ngủ.
  • Trước khi tiếp xúc với khu vực quanh mắt, hãy luôn rửa tay sạch.
  • Tránh sử dụng chung đồ trang điểm mắt với người khác.
  • Đổi mới các sản phẩm trang điểm mắt khoảng 3 tháng 1 lần.
  • Giữ kính áp tròng luôn sạch sẽ bằng cách thực hiện vệ sinh trước khi đeo lên mắt.
  • Trong trường hợp bị viêm bờ mi, hãy tham khảo ý kiến và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không dùng chung khăn mặt hoặc vật dụng cá nhân với người mắc lẹo mắt.

Để giảm tốc độ phát triển lẹo mắt, hãy lưu ý các điều sau đây:

  • Luôn giữ sạch sẽ vùng da tay, lông mày, da đầu và mặt.
  • Tránh hoặc hạn chế việc sử dụng phấn trang điểm cho mắt.
  • Không tự ý nặn hoặc chọc vào lẹo.
  • Ngừng sử dụng kính áp tròng cho đến khi lẹo hoàn toàn hồi phục.
  • Trong thời gian mọc lẹo mắt, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây kích ứng mắt như tỏi, hành, kinh giới, hải sản và các loại thực phẩm có tính nóng như đầu lợn, thịt chó, thịt dê, và nhiều loại khác.

Tuy lẹo mắt là căn bệnh nhỏ ngoài da, nhưng nếu không chú ý và điều trị kịp thời theo đúng cách, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu bị lẹo mắt bất thường người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám và điều trị.

Khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt

Hotline: 1800.888.989

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện