Dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường – Đóng 1 vai trò quan trọng trong điều trị bệnh

Dinh dưỡng cho người bệnh Đái Tháo đường là vấn đề quan trọng người bệnh cần chú ý bởi lẽ:

Bệnh Đái tháo đường là bệnh mạn tính, không lây, đang gia tăng nhanh chóng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thần kinh, thận, mắt…

Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm cần có biện pháp điều trị kịp thời
Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm cần có biện pháp điều trị kịp thời

Việc có một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh có thể điều chỉnh tốt lượng đường huyết, duy trì cân nặng, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường.

– Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.
– Không được làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa
ăn.
– Duy trì hoạt động thể lực bình thường.
– Duy trì cân nặng hợp lý, với người thừa cân béo phì cần giảm cân.
– Không làm tăng các yếu tố có nguy cơ như: Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa
Lipid máu.
– Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn.
– Đơn giản không quá đắt tiền.
– Phù hợp với tập quán sinh hoạt địa phương dân tộc.

Cân bằng và đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Cân bằng và đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Để giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, dưới đây là các loại thực phẩm nên dùng và không nên dùng nhằm giúp người bệnh có 1 khẩu phần ăn đa dạng, phong phú mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về dinh dưỡng.

Các thực phẩm nên dùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường:

• Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả.
• Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương
• Các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ động vật ít chất béo. Tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản, các loại thịt bò, thịt lợn ít mỡ, ăn thịt gia cầm bỏ da. Có thể sử dụng trứng 2-4 quả/ tuần, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.
• Dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu, dầu cá…
• Ăn đa dạng các loại rau
• Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như: Thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ…
• Chọn các loại sữa có chỉ sổ đường máu thấp: Glucerna, gluvita, nutren dabetes…

Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường rất quan trọng.
Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường rất quan trọng.

Các thực phẩm hạn chế dùng:

• Hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như: Khoai lang nướng, bánh mỳ,miến dong, đường kính, mật ong, …
• Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối như: Mỳ tôm, các loại bánh mặn, gà rán, các loại bánh ngọt…
• Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Thịt muối, cá muối, giò, chả, dưa muối, cà muối…
• Phủ tạng động vật như: Tim, gan, bầu dục..
• Mỡ động vật, các thức ăn: Thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, hoặc các thức ăn chiên rán kỹ, dầu đã qua sử dụng ở nhiệt độ cao
• Các loại quả có hàm lượng đường cao: Táo, na, nhãn, mít, vải, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…

Các loại thực phẩm không nên dùng:

• Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường
• Các loại quả sấy khô
• Rượu, bia,
• Nước ngọt có đường
Cách chế biến thực phẩm:
• Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: < 6g muối/ngày
• Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm
• Không nên sử dụng mỳ chính, bột nêm thêm vào quá trình chế biến món ăn
• Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật
• Thịt gà ăn nên bỏ da
• Các loại khoai củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết (GI) cao
• Không nên nấu, hầm, chiên, nướng thực phẩm kéo dài và ở nhiệt độ cao
• Hạn chế sử dụng các loại nước ép quả, xay sinh tố, nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ

Tầm soát, điều trị sớm để hạn chế các biến chứng của đái tháo đường
Tầm soát, điều trị sớm để hạn chế các biến chứng của đái tháo đường

Với những thông tin về dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường ở trên, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định, lựa chọn được khẩu phần ăn thích hợp.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Hotline: 1800 888 989

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật