9 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và theo dõi điều trị tốt, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giảm thiểu việc dùng thuốc điều trị và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là 9 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường do TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đưa ra giúp người bệnh ĐTĐ và người thân của họ có thể tự xây dựng chế độ ăn phù hợp mỗi ngày.

Mục tiêu chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

  • Kiểm soát cân nặng mục tiêu
  • Kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu
  • Làm chậm xuất hiện hay ngăn chặn biến chứng của bệnh đái tháo đường
  • Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cá nhân dựa trên sở thích và văn hóa, sự hiểu biết về sức khỏe, khả năng tiếp cận được thức ăn lành mạnh, sự sẵn sàng thay đổi hành vi và tùy theo các rào cản để thay đổi
  • Duy trì sự hài lòng về ăn uống bằng cách hướng dẫn chọn lựa thực phẩm

z6031426424968 c33dc9d9ce6684bc75170734a9bff4c5

9 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, để chủ động kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra, người bệnh nên thực hiện 9 nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:

  • Nguyên tắc 1: Nhu cầu năng lượng dựa trên chiều cao, cân nặng, giới tính và mức độ lao động: ở nhóm lao động nhẹ, vừa mức năng lượng từ 30-35kcal/kg/ngày; nhóm lao động nặng từ 35-40kcal/ngày; nhóm thừa cân béo phì hạn chế 24-26kcal/kg/ngày.
  • Nguyên tắc 2: Phân bổ hợp lý tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng:

+ Glucid: 50 – 60% tổng năng lượng ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám

+ Protein: 1-1,2g/kg/ngày tương đương 15-20% năng lượng khẩu phần (0,8g/kg/ngày nếu có suy thận). Tăng cường thịt, cá nạc bỏ da

+ Lipid: 20-25% tổng năng lượng, hạn chế các acid béo bão hòa, mỡ động vật, nội tạng động vật, thay vào đó sử dụng chất béo chưa bão hòa lành mạnh như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương…

+ Chất xơ: 14g/1000kcal, trung bình 20 – 25g chất xơ/ngày.

Mô hình ăn uống, phân bố dưỡng chất

z6031426991859 c8032fae597e16a07e2f4c9263095dac

  • Nguyên tắc 3: Đa dạng và cân đối khẩu phần. Hạn chế ăn các sản phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh vì chứa nhiều chất béo bão hòa và muối này làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch không tốt cho sức khỏe.
  • Nguyên tắc 4: Phối hợp các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao với các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp trong khẩu phần bữa ăn

z6031426424944 89fad66f298038760563ee2bdc3649f8

  • Nguyên tắc 5: Nên chế biến các món hấp, luộc, hạn chế các món chiên, xào, nướng
  • Nguyên tắc 6: Cố định giờ ăn các bữa trong ngày
  • Nguyên tắc 7: Trong bữa ăn nên ăn rau trước rồi ăn đến thịt, cá… và cơm
  • Nguyên tắc 8: Hạn chế các thực phẩm nhiều đường đơn và đường tinh chế như đường kính, mật ong, các loại mứt, hoa quả sấy khô, bánh kẹo…và các loại đồ uống có cồn (rượu, bia). Hoa quả nên ăn cả múi chứ không nên ép nước uống…
Thực đơn mẫu cho người mắc đái tháo đường
Thực đơn mẫu cho người mắc đái tháo đường
  • Nguyên tắc 9: Với người bệnh có nguy cơ hạ đường huyết, cần xem xét bổ sung bữa phụ, đặc biệt trước khi đi ngủ để tránh hạ đường huyết trong đêm.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cần tăng cường tập thể dục nhằm tăng cường sức khỏe, tiêu thụ năng lượng dư thừa trong cơ thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện đường huyết, huyết áp và mỡ máu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật