Hiến máu thời kỳ dịch bệnh COVID ?

Ngay cả khi thành phố nơi bạn sống khuyến cáo mọi người ở nhà, hầu hết các trung tâm hiến máu vẫn mở cửa vì đây là dịch vụ thiết yếu.
Các trung tâm hiến máu đang tăng cường biện pháp để bảo đảm an toàn cho người hiến máu trong thời dịch virus corona (COVID-19). Hãy gọi cho trung tâm hiến máu ở địa phương bạn để hỏi xem họ đang áp dụng những biện pháp nào và lên lịch hẹn.
Thiet ke chua co ten 8

Ai có thể hiến máu ?

Một số quốc gia có quy định đặc biệt về hiến máu, nhưng với danh sách yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạn sẽ tìm hiểu được mình có thể hiến máu hay không.

Sau đây là một số yêu cầu cơ bản để hiến máu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những yêu cầu này có thể thay đổi tùy từng quốc gia. Trung tâm hiến máu tại địa phương có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Độ tuổi
Tại hầu hết mọi quốc gia, người hiến máu phải ở độ tuổi từ 16 – 65.=
Cân nặng
Tại hầu hết mọi quốc gia, bạn cần đạt cân nặng tối thiểu là 110 pound (tức 50 kg) thì mới có thể hiến một đơn vị máu tiêu chuẩn.
Sức khỏe
Hầu hết những ai có sức khỏe tốt đều có thể hiến máu. Không hiến máu nếu bạn bị cúm, cảm lạnh, đau họng, lở miệng, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lây nhiễm khác.
Xăm mình và xỏ khuyên
Sau khi xăm hoặc xỏ khuyên, bạn cần đợi 6 tháng mới có thể hiến máu.
Mang thai và cho con bú
Bạn không nên hiến máu nếu đang cho con bú hoặc nếu đã sinh con trong 9 tháng vừa rồi.
Đi lại
Tùy vào quốc gia bạn sinh sống, sau khi đi đến nơi nào đó mà có nhiều bệnh lây nhiễm từ muỗi, có thể bạn phải đợi một thời gian rồi mới được hiến máu.
Hàm lượng sắt
Trước khi hiến máu, bạn sẽ được xét nghiệm máu nhanh để đảm bảo hàm lượng sắt của bạn ở mức khỏe mạnh.

Nếu tôi không thể đi hiến máu thì sao ?

Không phải ai cũng có thể hiến máu và đây cũng không phải là cách duy nhất để giải quyết tình trạng thiếu máu. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cũng là hành động không kém phần quan trọng. Hãy chia sẻ Bài viết này và cho bạn bè biết tại sao bạn xem trọng nghĩa cử này nhé.

Cách để chuẩn bị hiến máu

Ăn uống lành mạnh trước khi hiến máu
Ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên rán hoặc kem. Bổ sung thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, đậu, rau bó xôi, ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc nho khô.
Bổ sung nước
Uống trên nửa lít nước (hoặc đồ uống khác không chứa cồn) trước buổi hiến máu.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Đảm bảo bạn ngủ ngon giấc trước ngày hiến máu.

Những việc sẽ diễn ra khi hiến máu

Đăng ký
Khi vào đăng ký, bạn sẽ đăng nhập, xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh rồi đọc một số thông tin bắt buộc.
Tóm tắt về bệnh sử
Bạn sẽ trả lời một số câu hỏi trên mạng hoặc trong một cuộc phỏng vấn riêng và được khám sức khỏe tổng quát.
Tiến hành hiến máu
Bạn sẽ ngồi ở tư thế thoải mái trong khi hiến máu. Quá trình này chỉ mất 8-10 phút.
Hãy nghỉ ngơi đôi chút
Sau khi hiến máu, bạn sẽ được ăn đồ ăn nhẹ và uống nước. Hãy nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi tiếp tục làm việc.
Lên kế hoạch cho lần hiến máu tiếp theo
Trung tâm  sẽ thông báo cho bạn khi bạn có thể tiếp tục hiến máu. Trung bình mỗi người có thể hiến máu 3-5 tháng 1 lần.

Hoạt động hiến máu có ý nghĩa như thế nào với bệnh nhân

Cứ mỗi 2 giây lại ai đó trên thế giới cần truyền máu. Mỗi ngày, người hiến máu có thể cứu giúp bệnh nhân thuộc mọi độ tuổi: người gặp tai nạn, bị bỏng, phẫu thuật tim, ghép tạng và những người đang chiến đấu với ung thư.
Bệnh nhân ung thư cần truyền máu
Bệnh nhân trải qua các cuộc phẫu thuật, hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị ung thư đều cần truyền máu. Mỗi lần hiến máu có thể cứu đến 3 mạng người.
Bệnh nhân mắc hồng cầu lưỡi liềm cần truyền máu
Bệnh nhân mắc hồng cầu lưỡi liềm cần truyền máu nhiều lần và phải có nhóm máu gần khớp với người hiến máu, thường là thuộc cùng một chủng tộc và sắc tộc.
Căn bệnh này đặc biệt ảnh hưởng đến người gốc Phi, nên rất cần những người gốc Phi tham gia hiến máu.
Bệnh nhân gặp tai nạn và bị bỏng cần truyền máu
Bệnh nhân bị tai nạn giao thông có thể cần ít nhất là 50 đơn vị đồng cầu, tức là khoảng 16 người hiến máu cứu được một mạng người.
Bệnh nhân bỏng nặng có thể cần được truyền khoảng 20 đơn vị tiểu cầu, tương đương với 7 người hiến máu.
Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính cần truyền máu
Người mắc bệnh mãn tính có thể phải truyền máu thường xuyên để duy trì sự sống. Ví dụ: Cứ 10.000 người trên thế giới thì có xấp xỉ 4,4 người mắc bệnh tan máu bẩm sinh, buộc phải truyền máu hàng tháng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện