Hoạt động trị liệu tại Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ có gì đặc biệt?

Phòng hoạt động trị liệu là một trong những phòng chức năng quan trọng tại Đơn vị Phục hồi chức năng, Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ.Với nhiều trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ đầy đủ, tân tiến, luôn cập nhật các phương pháp điều trị mới tại tuyến Trung ương và nước ngoài để có thể giúp người bệnh đạt được chức năng tối đa trong cuộc sống hàng ngày.

Tại đây, các bác sĩ, kĩ thuật viên với chuyên môn sâu về phục hồi chức năng chuyên ngành đột quỵ sẽ khám, lượng giá và đưa ra các chiến lược điều trị, chiến lược bù trừ, biên pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.

Các chiến lược điều trị trong hoạt động trị liệu

Cải thiện khả năng thay đổi vị thế trên giường: bằng các bài tập với lấy đồ từ hai bên, phía trước, phía sau, trên…

Cải thiện sự thăng bằng ngồi:

– Cải thiện khả năng thăng bằng ngồi tĩnh và động cho bệnh nhân thông qua các bài tập tùy thuộc vào từng giai đoạn:
– Ngồi với sự trợ giúp: ghế tựa, xe lăn hoặc người hỗ trợ…
– Ngồi giảm dần sự trợ giúp tới không trợ giúp: ngồi trên giường thòng hai chân ra ngoài, ngồi ghế không tựa… thông qua các bài tập như với lấy vật từ các vị trí khác nhau: phía trước, hai bên, phía trên hoặc dưới.

Ngồi với ghế tựa – Ngồi không tựa với lấy vật đặt tới các vị trí khác nhau

hoạt động trị liệu 1

Các chiến lược cải thiện chức năng chi trên (tùy thuộc vào tình trạng cơ lực hiện tai của bệnh nhân mà ta có những bài tập phù hợp):

– Các bài tập tăng cường khả năng với: Cử động này đòi hỏi các bài tập liên quan tới gập vai, duỗi khuỷu di động cánh tay cho việc lấy các đồ vật ở những vị trí khác nhau.
– Các bài tập tăng cường khả năng cầm nắm: Nắm trụ, nắm cầu, nắm móc…
– Các bài tập tăng cường khả năng mang đồ vật: di chuyển 1 đồ vật trong tay từ vị trí này tới vị trí khác ví dụ như cầm 1 cái cốc mang nên miệng khi uống nước.
– Các bài tập buông có chủ ý: áp dụng trên những bệnh nhân có thể nắm mà không thể xòe tay chủ động được.

Tăng khả năng với trong Hoạt động trị liệu
Tăng khả năng với trong Hoạt động trị liệu
Tăng khả năng cầm nắm
Tăng khả năng cầm nắm
Bài tập buông có chủ ý
Bài tập buông có chủ ý

 

Các kiểu cầm nắm cần can thiệp
Các kiểu cầm nắm cần can thiệp
Các dụng cụ gợi ý
Các dụng cụ gợi ý

Các bài tập tăng cường lực cơ cho chi trên và bàn tay: tạ, bóng đàn hồi, trọng lượng từ các dụng cụ tập, các loại kẹp, đất nặn, hoạt động khuấy, mở nắp hộp đóng chặt…

Các bài tập liên quan đến sự khéo léo bàn tay: Liên quan đến các kỹ năng thao tác trong lòng bàn tay. Bao gồm 5 loại mẫu cơ bản:

– Sự chuyển đổi ngón tay tới bàn tay.
– Sự chuyển đổi bàn tay tới ngón tay.
– Chuyển.
– Xoay đơn giản
– Xoay phức tạp.

Kĩ năng sử dụng thìa, đũa khi ăn
Kĩ năng sử dụng thìa, đũa khi ăn

Các chiến lược bù trừ trong hoạt động trị liệu

– Sử dụng dụng cụ thích nghi: thìa cán to, dụng cụ cài cúc áo, gậy với đồ có cán dài…
– Bù trừ bằng tay khỏe: như ăn sử dụng tay khỏe, mặc áo từ tay bên liệt trước, cởi ra từ tay bên lành trước..
– Thay đổi phương pháp thực hiện tác vụ: thay vì đứng thì có thể sử dụng ghế ngồi trong làm việc.
– Sửa đổi môi trường: tạo dốc đi, hạ thấp kệ đồ, lắp thanh vịn tại các lối đi trong nhà hoặc nhà vệ sinh…

1

Một số bài tập về nhận thức trong hoạt động trị liệu:

Dạy bệnh nhân nhận biết các số, sắp xếp theo thứ tự, nhận biết về đô vật

Một số bài tập cho giảm chú ý trong hoạt động trị liệu:

– Khoanh tròn 1 số trong cả một bảng các chữ số theo quy định, tìm 1 loại quả theo yêu cầu…; bài tập tô màu, ghép tranh…

– Các hoạt động vui chơi tùy theo sở thích của bệnh nhân.

Một số bài tập tăng cường trí nhớ cho bệnh nhân trong hoạt động trị liệu

Sự điều chỉnh về tâm lí xã hội:

– Khuyến khích bệnh nhân và gia đình để nói chuyện và bài tỏ những lo lắng của họ.

– Khuyến khích họ tập trung vào những mục tiêu cuộc sống có giá trị hơn là sự phuc hồi phần thể chất nào đó.

– Giúp họ phát triển những chiến lược đối phó, chiến lược giải quyết vấn đề để giảm những tác động lên sự đau khổ.

– Những hoạt động nhóm, tương tác xã hội, hòa nhập cộng đồng là quan trọng trong việc để bệnh nhân thực hành những vai trò trong cuộc sống.

Sự chuyển tiếp vào cộng đồng:

– Lên kế hoạch xuất viện
– Giáo dục bệnh nhân, gia đình,người chăm sóc
– Phục hồi những vai trò và những tác vụ có giá trị:
+ Công việc
+ Giải trí & tiêu khiển
+ Quan hệ tình dục
+ Lái xe
+ Sự hỗ trợ & nguồn lực cộng đồng
+ Sự chăm sóc tiếp tục sau khi xuất viện

Giáo dục bệnh nhân và gia đình:
– Cách đặt tư thế đúng trong sinh hoạt.
– Sử dụng dụng cụ trợ giúp phù hợp.
– Thay đổi môi trường nhà ở cho phù hợp.
– Các biện pháp phòng tránh ngã.

a

Đơn vị Phục hồi chức năng Thần kinh – Đột quỵ là một đơn vị trực thuộc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Được thành lập từ năm 2018, Đơn vị đã và đang là mắt xích quan trọng trong quy trình hoàn chỉnh từ cấp cứu, điều trị tới phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ, giúp người bệnh sớm trở về với cuộc sống thường ngày.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Tags :

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện