Hoạt Động Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng Cho Người Bệnh Đột Quỵ

Hoạt động trị liệu (HĐTL) là điều trị về thể chất, tinh thần thông qua các hoạt động có ý nghĩa để giúp người bệnh đạt được chức năng tối đa trong cuộc sống hàng ngày.

1. Vai trò của Hoạt động trị liệu

  • Hoạt động trị liệu dựa vào nguyên lý cho rằng sinh hoạt có ý nghĩa cải thiện sức khỏe và sự thoải mái cho con người trong tất cả các phạm vi của đời sống hàng ngày.
  • Giúp cho con người có thể sử dụng một cách tốt nhất khả năng của mình và đáp ứng những nhu cầu tại nơi mình sinh sống trong môi trường gia đình và xã hội.
Những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ ảnh hưởng lên chức năng (vai trò của hoạt động trị liệu)
Những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ ảnh hưởng lên chức năng

 

3. Khung thời gian cho sự phục hồi

  •  Tỉ lệ phần trăm phục hồi vận động và chức năng lớn nhất vào tháng thứ nhất sau đột quỵ
  • Sự cải thiện được mong đợi nhưng có hạn chế sau 6 tháng sau đột quỵ não
  • Những nguyên nhân làm nên sự bình nguyên trong phục hồi:
    + Thiếu sự phục hồi chức năng liên tục.
    + Cho thấy ít sự điều trị cường độ cao ở hầu hết thời gian.

4. Dấu hiệu tiên lượng cho sự phục hồi chi trên

  • Sau đột quỵ có duỗi ngón tay và dạng khớp vai : phục hồi sau 6 tháng
  • 02 Ngày sau đột quỵ mà không có 2 cử động trên: 25% phục hồi sau 6 tháng
  • 09 Ngày sau đột quỵ mà có 2 cử động trên: Có khả năng phục hồi
  • 09 Ngày sau đột quỵ mà không có 2 cử động trên: 14% phục hồi
  • 02 Ngày sau đột quỵ nếu không có duỗi ngón mà có dạng vai: 71% phục hồi

5. Phương thức điều trị

Có 3 phương thức điều trị:

5.1. Phương thức sinh cơ học:
Mục đích:
+ Ngăn ngừa hạn chế tầm vận động khớp
+ Tăng sức mạnh cơ
+ Tăng sức bền

5.2. Phương thức phát triển thần kinh
Dựa trên nguyên tắc về tạo thuận thần kinh cơ kết hợp với cảm giác.
– Mục đích: tái lập lại vận động và vị thế trong chuỗi phát triển
Ba nhóm kỹ thuật phát triển thần kinh:
+ Kỹ thuật Bobath: áp dụng phản xạ ức chế tư thế để ngăn ngừa cử động do các phản xạ bất thường và thúc đẩy việc học lại các mẫu cử động bình thường.
+ Kỹ thuật tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể: Tương tự kĩ thuật của Bobath nhưng chú trọng vào cảm giác để tạo cử động hơn là tạo thuận thực thể.

Kĩ thuật viên HĐTL phải sử dụng lời nói và dấu hiệu nhìn thấy để kích thích mẫu cử động bình thường được chính xác.

+ Kỹ thuật Rood: Kích thích nông lên da qua bụng cơ để cơ hoạt động.
5.3. Phương thức nhận thức:

Dựa trên nghiên cứu được thực hiện về nhận thức, các yếu tố về các lý thuyết học và phát triển
– Mục đích:
+ Khắc phục nhận thức sai và không đầy đủ qua việc học lại và thích nghi.
+ Khắc phục việc hiểu không đúng và tri giác không chính xác bằng việc huấn luyện hoặc thích nghi.
– Mỗi bệnh nhân bị giảm nhận thức và tri giác khác nhau thì cần phải có các phương thức điều trị khác nhau, nhưng tất cả các mục tiêu đều là học lại hoặc bù lại và thích nghi để giảm tác động xấu về chức năng của khiếm khuyết tới cuộc sống bình thường.

6. Các dụng cụ trợ giúp

6.1. Định nghĩa
Dụng cụ trợ giúp là những sản phẩm, dụng cụ, trang thiết bị hoặc hệ thống kỹ thuật cho người khuyết tật, được chế tạo đặc biệt hoặc có sẵn ngoài thị trường, dành để phòng ngừa, hỗ trợ cho người khuyết tật độc lập càng nhiều càng tốt trong đời sống hàng ngày.

6.2. Các loại dụng cụ trợ giúp Hoạt động trị liệu

– Dụng cụ để điều trị và tập luyện: Thanh song song, gối và nệm chống loét

2B6A2378 1

– Dụng cụ dành để chăm sóc cá nhân và bảo vệ:
+ Dụng cụ dành cho tiểu không tự chủ; Quần áo thích nghi và dụng cụ mặc cởi quần áo;

+ Ghế ngồi và miếng nâng bàn cầu; ghế ngồi; Ghế khoét lỗ để ngồi tắm hoặc đi vệ sinh; Ghế ngồi và thảm để tắm chống trượt; thanh tựa để đi vệ sinh; dụng cụ để tắm rửa, để lau, đề tắm bằng vòi sen…2B6A2421

– Dụng cụ để vận động cá nhân
Ván dịch chuyển, thang dây; miếng nâng người; gậy, khung tập đi; xe lăn, xe đạp ba bánh đẩy tới bằng hai cánh tay;

2B6A2440

– Dụng cụ dành cho những sinh hoạt gia đình
Bộ đồ ăn thích nghi; cài khuyu áo, cốc uống nước, chậu rửa bát; chổi; kéo

2B6A2451

– Sắp xếp và dụng cụ thích nghi cho nhà cửa và các loại nhà khác
Bàn, chỗ ngồi và giường điều chỉnh được; miếng gỗ nâng chân tủ, chân giường; thanh tựa; thiết bị mở và đóng các cửa ra vào, cửa sổ và màn; vòi nước có tay gạt; thang máy và máy nâng.

2B6A2456 1

– Dụng cụ để giao tiếp, thông tin và hệ thống tín hiệu
Kính lúp; giá để đọc sách và giá kê sách; dụng cụ lật trang giấy; điện thoại; máy vi tính; bảng giao tiếp và hệ thống diễn tả thay lời nói.

Đón xem phần 2: Hoạt động trị liệu tại Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ.

Bác sĩ Vũ Thị Nguyệt – Trung tâm Đột quỵ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện