Mùa mưa lũ, cảnh giác với các bệnh về đường tiêu hóa

Trong mùa mưa lũ, các bệnh về đường tiêu hóa có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ do môi trường thiếu vệ sinh, nguồn nước và thực phẩm dễ bị ô nhiễm. Việc tiếp xúc với nguồn nước bẩn và điều kiện sống không đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, lây lan nhanh chóng.Để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, chủ động phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa thì việc hiểu rõ nguyên nhân và những biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết.

z5861088674600 73e64819d4d60426fcd215db06dac7eb

Các bệnh tiêu hóa thường gặp trong mùa mưa lũ

  • Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus (như Rotavirus), và ký sinh trùng từ nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm.
  • Tả: Là bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, lây qua đường nước và thực phẩm nhiễm khuẩn.
  • Lỵ: Có thể do vi khuẩn Shigella hoặc ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra, dẫn đến tiêu chảy có máu và đau bụng.
  • Thương hàn: Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, thường lây qua nước uống hoặc thực phẩm nhiễm khuẩn.

z5841862589445 1b65897bb7e0f799bd9e6183e59db16a

Nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa trong mùa mưa lũ

Các bệnh về đường tiêu hóa có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ trong mùa mưa lũ, đặc biệt là sau các trận lụt, do vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng, rác, nước thải, xác chết động vật… khiến cho nguồn nước và thực phẩm dễ bị ô nhiễm. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Ô nhiễm nguồn nước: Nước lũ thường mang theo nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ chất thải, xác động vật và các nguồn ô nhiễm khác, làm cho nước uống và sinh hoạt bị nhiễm bẩn.
  • Thực phẩm bị nhiễm khuẩn: Sau lũ, thực phẩm có thể tiếp xúc với nước bẩn hoặc không được bảo quản đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Điều kiện vệ sinh kém: Môi trường sống ngập lụt, thiếu nhà vệ sinh sạch sẽ, rác thải không được xử lý kịp thời khiến cho nguy cơ lây nhiễm các bệnh đường tiêu hóa gia tăng.
  • Côn trùng, chuột bọ phát triển: Mưa lũ tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng như ruồi, muỗi, chuột phát triển. Đây chính là một trong những tác nhân làm lây lan các bệnh về đường tiêu hóa.

Cách phòng tránh bệnh tiêu hóa sau mùa mưa lũ

z5841862570173 d3850e23a5431d4ebdcf8836151fa726

Để phòng tránh các bệnh tiêu hóa sau mùa mưa lũ, bác sĩ khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

– Sử dụng nguồn nước đảm bảo: Trong giai đoạn ngập lụt do mưa lũ, nguồn nước sạch bị ô nhiễm, người dân nên sử dụng các loại nước đóng chai để đảm bảo vệ sinh.Khi lũ rút, người dân cần triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn như: Bột Cloramin B; Clorua vôi…Nước sau khi đã được khử trùng vẫn cần phải đun sôi trước khi uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Đảm bảo thực phẩm an toàn: Trong mùa mưa lũ, người dân thường có thói quen mua sắm tích trữ nhiều loại thực phẩm để sử dụng dần. Điều này dẫn đến tình trạng thực phẩm không được bảo quản đúng cách, nhất là ở những nơi bị mất điện trong thời gian dài khiến thực phẩm bị biến chất, hư hỏng, ôi thiu… Bên cạnh đó, nước lũ dâng cao khiến các loại gia súc, gia cầm, thủy sản bị chết nhiều, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dân tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm này làm thức ăn. Trong lũ cần bảo quản thực phẩm trên cao và trong các hộp đựng an toàn, tránh xa nước lũ.Sử dụng túi và hộp đựng cách nhiệt để giữ lạnh thực phẩm nếu mất điện.Sau lũ nên kiểm tra lại toàn bộ thực phẩm, loại bỏ thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng. Thực hiện ăn chín, uống sôi, đậy lồng bàn để tránh ruồi muỗi, bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh nguy cơ ngộ độc hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa.

– Xử lý rác thải đúng cách: Mưa lũ kéo theo lượng lớnbùn đất, rác thải, xác chết động vật… khi phân hủy sẽ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho ruồi muỗi, chuột bọ sinh sôi gây hại. Vì vậy, cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh, xử lý rác và chất thải đúng cách để tránh ô nhiễm.

– Nếu có các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt cao, cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp ngăn ngừa biến chứng và tránh lây lan trong cộng đồng.

Mưa lũ đi qua để lại nhiều loại bệnh dịch đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân. Rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe cần được hỗ trợ y tế. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên sâu thuộc tuyến Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh tại Phú Thọ và khắp các tỉnh thành trên cả nước đến khám và  điều trị.

Mọi thông tin xin liên hệ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ theo Hotline: 1800.888.989 để được tư vấn, hỗ trợ.

Fanpage: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Email: Contact@benhviendakhoatinhphutho.vn

Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân Dân, thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật