Những điều cần biết về bệnh Sán dây lợn!!

s1

  1. Sán dây lợn là gì

Sán dây lợn hay còn gọi là sán dây heo, sán dải heo do thường kí sinh ở phần trên trong ruột heo (hỗng tràng) thường gặp phổ biến ở cộng đồng có thói quen ăn thịt lợn sống chưa nấu chín, ăn rau sống không rửa kỹ, những nơi quản lý việc giết mổ lợn không đảm bảo vệ sinh. Người bị bệnh do ăn phải trứng sán trong thực phẩm chưa được nấu chín hoặc tự nhiễm do sán dây ký sinh trong ruột từ trước.

  1. Tác nhân gây bệnh

s2

Đốt sán già chứa nhiều trứng sán lẫn trong phân, sau khi ra môi trường ngoại cảnh, nếu lợn hoặc người ăn phải thì trứng rán vào dạ dày – ruột, trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển ký sinh ở các cơ vân não mắt… gây bệnh ấu trùng sán dây lợn (ở lợn gọi là lợn gạo). Người ăn phải thịt lợn có ấu trùng này sẽ bị bệnh sán dây lợn trưởng thành, những người có con sán dây lợn trong ruột một khi đốt sán già rụng mà bị trào ngược ruột – dạ dày thì trứng cũng có thể nở ra ấu trùng ngay tại dạ dày và gây bệnh thêm bệnh ấu trùng sán dây lợn.

  1. Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng khác nhau  từng vị trí ấu trùng, gồm các cá thể:

3.1 Thể bệnh dưới da hoặc bắp cơ

san

– Thường bệnh nhân không có triệu chứng gì và chỉ sờ thấy dưới da hoặc nếu nhiều thì có hiện tượng mỏi và giật cơ.

3.2 Thể ở cơ quan nội tạng

– Mắt: có thể nhìn đôi, lác nhìn mờ, bong võng mạc thị lực giảm hay mù.

– Tim: Thường rối loạn nhịp suy tim phim ít thấy hiện tượng bệnh lý ý ở tim

3.3 Thể bệnh não

23

Tùy theo giai đoạn của nang ấu trùng ký sinh trong não mà biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau như nhức đầu, giảm trí nhớ, co giật cơ, rối loạn thị giác, động kinh, rối loạn tâm thần, liệt hoặc hôn mê….

  1. Nguyên nhân gây bệnh sán dây lợn

Bệnh sán dây lợn đa phần thường do việc kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi và ăn uống chưa tốt như (2):

– Ăn trực tiếp thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây từ phân người hoặc lợn nhiễm bệnh.

– Ăn thịt lợn tái, sống, chưa nấu chín, nem chua sống.

– Ăn rau sống chưa được rửa sạch, có chứa trứng ấu trùng nang dây lợn.

– Việc quản lý và sử dụng hố xí chưa hợp vệ sinh.

– Nuôi lợn thả rông, không có sự kiểm soát và quản lý dịch bệnh.

– Không vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với môi trường có khả năng lây nhiễm như: đất, chuồng lợn, hố xí…

   5. Điều trị bệnh sán dây lợn

Điều trị bệnh ấu trùng sán dải lợn người bệnh cần sử dụng đúng cách và đúng liều, ngoài ra các thuốc điều trị ký sinh trùng có khả năng xảy ra tác dụng phụ khi uống trong nhiều ngày. Người bệnh không tự mua thuốc uống và sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

  1. Phòng ngừa bệnh sán dây lợn

s4

Do sinh hoạt, tập quán, thói quen ăn uống chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên các bệnh về giun sán vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao tại Việt Nam.

Thông thường, trứng và ấu trùng sán sẽ chết khi ở trong nhiệt độ trên 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi liên tục với 100 độ C trong 2 phút. Để phòng bệnh, cần thực hiện các phương pháp:

– Thực hiện đúng quy tắc “ăn chín, uống sôi”. Ăn các thực phẩm được nấu chín, không ăn các thức ăn sống từ lợn như nem chua sống, thịt lợn tái, tiết canh… Ngoài ra, ăn các loại rau sống không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn.

– Sử dụng và quản lý hố xí hợp vệ sinh; đối tượng nghi nhiễm, có sán lợn trưởng thành trong ruột cần phải được điều trị, sinh hoạt hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, tránh lây lan ra cộng đồng.

– Lợn cần được chăm thả đúng quy trình chăn nuôi và quản lý đúng cách, không thả rông. Quản lý các lò mổ lợn theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

– Trứng và ấu trùng ký ký sinh trên heo có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Người tiêu dùng cần cẩn thận trước khi chế biến thực phẩm, tránh mua thịt heo không có xuất xứ nguồn gốc để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

            Hãy phòng bệnh giun sán để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và những người xung quanh.

Hãy Liên hệ với chúng tôi khoa Bệnh nhiệt đới – bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 0975 010566 ngay khi cần tư vấn về bệnh và điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật