Phì đại tuyến vú và báo cáo một trường hợp phì đại tuyến vú được điều trị thành công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Phì đại tuyến vú là gì?

Phì đại tuyến vú (Breast Hypertrophy) – là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp của mô tuyến vú, khi đó kích thước vú phát triển quá lớn làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của người bệnh, thậm chí nhiều trường hợp tuyến vú phát triển quá mức gây thiểu dưỡng, hoại tử, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Dựa trên mức độ nghiêm trọng thành hai loại: Chứng vú to (macromastia) và vú khổng lồ (gigantomastia). Bệnh thường do sự tăng nhạy cảm của mô tuyến vú với các hoóc môn giới tính nữ, prolactin, và các yếu tố tăng trưởng. Phì đại vú là một bệnh tiến triển lành tính, có thể xảy ra ở cả hai vú hoặc chỉ ở một bên vú, thường gặp cả hai bên vú. Trường hợp phì đại tuyến vú được y văn miêu tả lần đầu năm 1648. Cho đến nay, chưa có nhiều báo cáo lớn về bệnh này trên thế giới và trong nước. Có một vài báo cáo chùm bệnh của Bệnh viện Quân y 108 và Bệnh viện K. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đây là case bệnh đầu tiên được phát hiện và điều trị.
Đến thời điểm hiện tại, chưa có định nghĩa thống nhất về phì đại tuyến vú, trong đó định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất: Được gọi là phì đại tuyến vú khi khối lượng của vú vượt quá 3% khối lượng cơ thể. Về phân loại có nhiều cách phân loại khác nhau tùy hoàn cảnh.
Phân loại theo mức độ:
  • Phì đại vú (macromastia) khi khối lượng < 2,5kg;
  • Vú khổng lồ (gigantomastia) khi khối lượng > 2,5kg.
Phân loại theo lứa tuổi bao gồm:
  • phì đại tuyến vú trinh tiết (gặp ở tuổi dậy thì)
  • phì đại  tuyến vú thời kỳ thai nghén (xảy ra trong hoặc sau thai kỳ)
  • phì đại tuyến vú nhũ nhi (trẻ dưới 2 tuổi).

Nguyên nhân

Nguyên nhân của phì đại tuyến vú đến thời điểm này chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên có một số giả thiết:

–   Do tăng nồng độ hoặc tăng nhạy cảm với một số hormon sinh dục: Estrogen, progesterol, prolactin

–   Do tăng một số yếu tố kích thích sinh trưởng: GH, Insulin, EGF…

Trong đó chứng vú to (macromastia) thường chỉ tăng sinh mô đệm, mỡ ở vùng ngực, mô đệm của tuyến vú. Vú khổng lồ (gigantomastia) tăng sinh thực sự mô tuyến vú thường liên quan nhiều đến rối loạn các hormone chuyển hóa, sinh dục.

Điều trị phì đại tuyến vú

Chính vì nguyên nhân của bệnh này chưa được biết rõ nên đến nay chưa có phương pháp điều trị thực sự hiệu quả, các điều trị chủ yếu can thiệp vào cơ chế tác dụng của các hormonen sinh dục, tăng trưởng hoặc can thiệp ngoại khoa để tạo hình hoặc cắt bỏ hẳn tuyến vú phát triển quá mức gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

  • Nội khoa có thể sử dụng các thuốc đối kháng nội tiết tố nữ như tamoxifen, testosterol, các đồng vận Gonadotropin, đồng vận Dopamin…
  • Ngoại khoa: thường chỉ định nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc các trường hợp tuyến vú phát triên qua mức gây ảnh hưởng đến toàn trạng hoặc gây thiểu dưỡng, hoại tử mô vú. Các kỹ thuật thường áp dụng bao gồm phẫu thuật thu nhỏ vú, phẫu thuật cắt bỏ vú (mastectomy) đối với các trường hợp vú khổng lồ.

Báo cáo trường hợp phì đại tuyến vú hiếm gặp được điều trị thành công tại Trung tâm Ung bướu

Một trường hợp xuất hiện chứng vú to được dư luận rất quan tâm thời gian vừa qua. Đó là chị Đinh Thị L, 31 tuổi, người dân tộc Mường, sinh sống tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Về tiền sử bản thân và sản khoa của người bệnh không có gì đặc biệt: Có kinh nguyệt lần đầu năm 17 tuổi, chu kỳ kinh đều. Lấy chồng năm 22 tuổi, sinh con đầu lòng năm 23 tuổi, sinh thường, nuôi con bằng sữa mẹ, khi đó 2 vú của người bệnh phát triển bình thường. Gia đình người bệnh khỏe mạnh, không ai gặp vấn đề sức khỏe đặc biệt gì.

Người bệnh mang thai con thứ 2 năm 30 tuổi. Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, 2 vú phát triển to nhanh bất thường, kéo dài chảy sệ đến rốn. Sinh con thứ 2 tại BV ĐK tỉnh Phú Thọ, sinh thường, 2 vú tiếp tục phát triển to kéo dài đến ngang bẹn. Sau sinh Chụp MRI sọ não không thấy bất thường, các xét nghiệm hormone sinh dục phù hợp với tình trạng thai sản. Sau sinh 2 vú tiếp tục phát triển, tiết rất nhiều sữa, người bệnh sợ không dám cho con bú. Sau sinh 5 tháng 2 vú phát triển to ngang đùi.

Người bệnh nhập viện 23/2/2016 tại Đơn vị phẫu thuật – Hóa trị ung bướu, trong tình trạng tỉnh, các chỉ số sinh tồn bình thường, cân nặng 65kg. Người bệnh đau tức nặng do 2 vú kích thước rất lớn, tiết nhiều sữa; vùng nách trái có 1 tuyến vú phụ, nách phải có 2 tuyến vú phụ, kích thước các tuyến vú phụ khoảng 15cm. Các XN: HH, SHM, Hormon sinh dục, giáp trong giới hạn bình thường, Prolactin 2680 Micro U/ml (Bình thường đối với phụ nữ có thai và cho con bú). MRI sọ não có thuốc không phát hiện bất thường não và tuyến yên.

Người bệnh được chẩn đoán phì đại tuyến vú thể khổng lồ thời kỳ thai nghén. Sau khi hội chẩn TTUB, BS Trưởng ĐV hỗ trợ sinh sản, BS Trưởng khoa Nội tiết ĐĐ, thống nhất ĐT: kết hợp nội khoa, khi kiểm soát được tình trạng tiết sữa, sẽ PT cắt bỏ 2 tuyến vú và các tuyến vú phụ. Nội khoa: Dostinex 0,5mg x 1 viên/tuần (Cabergoline – Đồng vận Dopamin D2 ức chế tiết Prolactin từ tuyến yên, dưới đồi).

Sau 1 tuần uống thuốc, XN kiểm tra lại Prolactin còn 30Micro U/ml; 2 vú ngừng tiết sữa, cân nặng người bệnh giảm 5kg. Quyết định can thiệp ngoại khoa cắt bỏ 2 vú và các tuyến vú phụ vào ngày với sự hỗ trợ của Chuyên gia Bệnh viện K TW. Bệnh phẩm lấy ra nặng 10kg. Giải phẫu bệnh sau mổ: biểu mô tuyến vú lành tính.Sau phẫu thuật người bệnh được ĐT tiếp tục duy trì thuốc Dostinex. Dự định phẫu thuật tạo hình tuyến vú sau 2 tháng, tuy nhiên trong lần tái khám định kỳ người bệnh từ chối phẫu thuật tạo hình ngực do không có điều kiện.

Một số hình ảnh người bệnh trước và sau điều trị: Người bệnh trước điều trị với hai tuyến vú kích thước khổng lồ các tuyến vú phụ phát triển rất lớn

trPhì đại tuyến vú

   hình ảnh trước khi phẫu thuật

 

Phì đại tuyến vúsa

         Người bệnh sau mổ 5 ngày

 bs

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Dịch vụ Bệnh viện