Theo nghiên cứu hiện nay, xã hội ngày càng phát triển khiến nhiều người trẻ bị căng thẳng, lo âu về tâm lý, tinh thần. Vậy làm sao để quản lý được trạng thái này. Sau đây là một số chia sẻ để chúng ta hiểu và giúp quản lý kiểm soát căng thẳng có thể áp dụng được.
Làm thế nào để quản lý căng thẳng, lo âu
Làm thế nào để quản lý được sự căng thẳng, lo âu? Để tìm được đáp án cho câu hỏi này, trước tiên phải hiểu được thế nào là trạng thái căng thẳng, lo âu.
Phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng cải thiện tinh thần tốt nhất
Sự căng thẳng
Cảm giác căng thẳng xảy đến khi não bộ bị áp lực làm nặng, dẫn đến tim đập nhanh hơn tạo nên cảm giác lo lắng, hồi hộp.
Lo âu mang lại một cảm giác đầy lo lắng, sợ hãi, khiến toàn bộ tâm trí, cơ thể không được thoải mái.
Tình trạng tinh thần căng thẳng, lo âu không phải lúc nào cũng mang đến sự tiêu cực. Đôi khi trạng thái này như một bài test về cuộc sống. Khi bạn vượt qua được nó thì bạn có thể rút ra được những bài học, mang theo ý nghĩa tích cực giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống.
Nhưng nếu tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài mà không được chú ý tới. Đến lúc này cần phải nhìn nhận lại để có cách tiếp cận tới những phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng hiệu quả hơn, tích cực hơn. Để làm được điều đó thì cần phải nắm được những dấu hiệu nhận biết được khi tinh thần đang rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu.
Cách nhận biết tinh thần căng thẳng, lo âu
Cách nhận biết tinh thần khi gặp phải căng thẳng, lo âu sẽ có những biểu hiện về trạng thái cảm xúc như: hoảng loạn, luôn lo lắng, luôn xa lánh, tiếp xúc các tình huống xã hội, khó tập trung, đôi khi giận dỗi vô lý, có gặp cảm giác bồn chồn,…
Ngoài những biểu hiện rõ ràng về tâm lý thì những người bị căng thẳng, lo âu có thể nhận biết khi kèm theo những biểu hiện về thể chất như: quặn đau bụng không rõ nguyên do, căng cơ, đau đầu, tim đập nhanh dẫn đến huyết áp tăng cao, thở mạnh, có trường hợp sẽ bị chóng mặt, mất ngủ, hay đổ mồ hôi trộm, khẩu vị thường ngày bị thay đổi,…
Dấu hiệu nhận biết khi bị căng thẳng lo âu
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng
Có nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc chứng bệnh căng thẳng, lo âu. Họ cũng không rõ nguyên nhân nào khiến họ rơi vào tình trạng này. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân thương thấy dẫn tới tình trạng căng thẳng, lo âu.
- Tâm lý thay đổi do yếu tố bên ngoài tác động như chấm dứt một mối quan hệ; thay đổi từ môi trường sống học tập, cũng như làm việc cũ sang chỗ mới;
- Tâm lý thay đổi, nhạy cảm hơn khi đang bị bệnh nặng, khi đang mang thai,…
- Áp lực công việc, gia đình,… đè nặng với những KPIs mục tiêu, deadline báo cáo, tự đặt nặng áp lực lên bản thân để có kết quả tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Khi đã có những triệu chứng, thuộc giai đoạn đầu của bệnh mà sử dụng thêm các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… Nghiêm trọng hơn là khi tìm đến những loại chất kích thích bất hợp pháp như ma túy. Lạm dụng chất kích thích sẽ khiến tình trạng căng thẳng, lo ai trở nên tồi tệ hơn.
Áp lực công việc một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng căng thẳng tinh thần
Những tác động lên sức khỏe khi tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài
Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ dần dần trở thành bệnh mãn tính. Nặng hơn sẽ kéo theo những tác động không tốt lên sức khỏe của bản thân và dễ mắc phải một số loại bệnh như:
Trào ngược dạ dày hoặc đau dạ dày
Căng thẳng, stress cục bộ sẽ khiến nồng độ axit trong dạ dày bị tăng cao, dạ dày sẽ co bóp mạnh hơn, nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng nghiệm trọng tới đường tiêu hóa, khiến dạ dày có thể bị viêm loét. Nhẹ thì chỉ dẫn đến bệnh đau dạ dày, nặng hơn sẽ ung thư dạ dày.
Tim mạch
Sự căng thẳng, lo âu thường sẽ khiến tim luôn có sự rối loạn. Dẫn đến cả tình trạng rối loạn về huyết áp. Sự rối loạn này sẽ khiến ngực bạn bị đau thắt khi áp lực máu phải bơm quá nhiều, liên tục. Huyết áp có thể bị tăng đột ngột và dễ dẫn tới bị đột quỵ.
Bệnh hen suyễn
Những ai đã bị mắc bệnh hen suyễn, nếu mắc thêm chứng căng thẳng lo âu sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Như các bạn đã biết những người bị hen thường khó khăn hơn trong việc hô hấp và luôn phải có sẵn thuốc trị hen suyễn theo người.
Vậy nếu bị căng thẳng lo âu thì người bị hen dễ gặp phải những tình huống nguy hiểm nếu không được chữa trị, sơ cứu kịp thời.
Trầm cảm
Sự căng thẳng, lo âu, sợ hãi kéo dài khiến tinh thần luôn mệt mỏi, cảm giác sợ hãi lo âu luôn bao quanh mình. Từ đó sẽ dẫn tới trầm cảm, người bị trầm cảm sẽ thu mình lại, không tiếp xúc với bất kỳ ai. Nặng hơn có thể gây nên tổn thương về thể xác cho chính mình hoặc với những người thân xung quanh.
Rối loạn căng thẳng, lo âu kéo dài dẫn đến trầm cảm
Những phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng hiệu quả
Nếu tìm hiểu bạn sẽ thấy có rất nhiều những gợi ý về phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng, giảm bớt áp lực về tinh thần. Những cách thức cơ bản và đơn thuần nhất như:
Điều chỉnh chế độ ăn uống healthy, lành mạnh hơn. Không thức khuya, ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng rượu, bia, café, những đồ uống có nhiều chất kích thuốc.
Tập luyện thể dục đều đặn, thường xuyên những bộ bôn như chạy bộ, đi bộ, yoga, thiền,…. Hoặc tham gia những buổi workshop vui vẻ như vẽ tranh, làm đồ handmade, thảo luận những chủ đề vui vẻ, tích cực để kích hoạt hooc-môn Dopamine. Sự vui vẻ sẽ giúp giảm bớt trạng thái căng thẳng, lo âu.
Tập chơi một loại nhạc cụ, hoặc bộ môn thể thao, hoặc kể chuyện, chia sẻ câu chuyện của chính mình cũng sẽ giúp bạn giải tỏa bớt được sự căng thẳng, lo âu.
Thiền – Yoga là phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng
Thử tìm hiểu những vấn đề gây nên tình trạng căng thẳng, lo âu của bản thân. Học cách đối diện vấn đề, không nên trốn tránh để tìm được cách thức, phương pháp thoát khỏi tình trạng căng thẳng một cách phù hợp.
Tuy nhiên những gợi ý này đối với nhiều người sẽ cảm thấy nó khá đơn giản và dễ thực hiện. Có những người sẽ thấy nó khá là lý thuyết, khó có thể áp dụng. Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và bế tắc thì những gợi ý này chỉ là cái hướng bạn có thể lựa chọn. Còn ý chí của chúng ta mới quan trọng, ý chí đã sẵn sàng vùng lên chiến đấu với nó thì những gợi ý về phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng sẽ có tác động tích cực để bạn có thể vượt qua tình trạng này.
Th.sỹ Tâm lý học: Mai Thị Thanh Thủy