Sốt mò – Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ bỏ sót

Người bệnh nam 65 tuổi (trú tại Phù Ninh, Phú Thọ) được phát hiện sốt mò ngay khi đến Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trước đó, người bệnh được gia đình đưa đến một bệnh viện tại Hà Nội để khám bệnh.

Hơn một tuần trở lại đây, người bệnh N.V.T xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đã tự dùng thuốc kháng sinh tại nhà nhưng không thuyên giảm. Sau khi đến khám tại một bệnh viện tại Hà Nội và được kết luận Sốt chưa rõ nguyên nhân, theo dõi nhiễm khuẩn huyết, gia đình đã đưa người bệnh về Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để điều trị.

Tại Khoa Cấp Cứu, qua thăm khám người bệnh, bác sĩ phát hiện tại vị trí bẹn phải có nốt điển hình do ấu trùng đốt với đặc điểm nốt hình bầu dục, viền đỏ ở giữa, đóng vảy đen.

Hình ảnh nốt sốt mò của người bệnh
Hình ảnh nốt sốt mò của người bệnh
Người bệnh được định hướng chẩn đoán Sốt mò, được chuyển điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị sốt mò.
Sau thời gian điều trị 6 ngày, sức khỏe người bệnh ổn định và đã được ra viện.

Bệnh Sốt mò là gì?

– Bệnh sốt mò còn có tên gọi sốt bụi rậm, sốt phát ban rừng…. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ loại vi khuẩn thuộc họ Rickettsia. Đây là vi trùng lây truyền từ các loài gặm nhắm mà chủ yều là từ chuột sang người thông qua vết cắn của ấu trùng con mò. Bệnh không lây lan từ người sang người.
– Bệnh thường gặp ở những khu vực rừng núi có cây cối rậm rạp, đất mùn ẩm ướt, hang hốc trong núi đá hay những nơi như hai bên bờ suối. Nơi đây có khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho con mò phát triển. Bệnh có thể rải rác quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhát là khoảng tháng 6 đến tháng 9.
– Đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm những người sinh sống gần khu vực ổ dịch, hay đi vào rừng, vào hang, lội sông suối hoặc phát quang cây cối, làm nương rẫy,… Bệnh nhân ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ nhiễm sốt ve mò, kể cả trẻ em hay người lớn khi đã bị ấu trùng mò tấn công.
20230925 123906451 iOS 1

Bệnh Sốt mò “dễ nhầm” và “bỏ sót”

– Biểu hiện đặc trưng của sốt mò là người bệnh bị sốt cao liên tục (trên 38 – 40 độ C), kiểm tra trên cơ thể phát hiện vết loét do mò đốt điển hình ở vị trí da mỏng mềm. Triệu chứng kèm theo có thể là nhức đầu chóng mặt dữ dội, phát ban và nổi hạch sưng đau. Bệnh có diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây tử vong.
– Chẩn đoán bệnh rất dễ bị bỏ sót nếu không để ý đến yếu tố dịch tễ, không quan sát kỹ nốt loét, theo dõi biểu hiện lâm sàng nên rất dễ nhầm với các bệnh khác. Đôi khi, bệnh sốt mò không xuất hiện nốt loét (thể ẩn) nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh sốt rét, thương hàn, Bệnh Leptospira…
– Việc chẩn đoán phân biệt là rất quan trọng nhằm đưa ra phương hướng chữa bệnh chính xác, đòi hỏi phải thăm khám cẩn thận và làm một số xét nghiệm cần thiết.

Cách điều trị và phòng ngừa

– Nếu bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên đa phần bệnh sốt mò đều cần phải được điều trị sớm và tích cực bằng kháng sinh đặc hiệu mới có thể khỏi và hạn chế được sốt mò biến chứng nguy hiểm
– Điều trị sốt mò là dựa vào kháng sinh. Doxycycline và Chloramphenicol là hai loại kháng sinh thường được ưu tiên sử dụng. Thuốc có thể dùng bằng đường tiêm hoặc uống, trong 7 đến 15 ngày.
– Bên cạnh đó, việc điều trị cần chú ý nâng đỡ tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh khi ăn ít, kém hấp thu; điều chỉnh rối loạn nước – điện giải do sốt cao kéo dài, rối loạn tiêu hóa.

Tiến triển và biến chứng của sốt mò

– Người bệnh sốt mò được điều trị kháng sinh đặc hiệu thường hết sốt trong vòng từ 1 đến 3 ngày; các triệu chứng phát ban, hạch to, gan lách to… cũng lui dần cùng với nhiệt độ giảm và sau khi cắt sốt.
– Sốt mò nếu không điều trị kịp thời bằng kháng sinh đặc hiệu có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng như: viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim, suy đa tạng,… thậm chí tử vong.
387792833 639060921708148 4790333805685610961 n
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã từng ghi nhận nhiều ca bệnh với các biến chứng nặng của sốt mò như suy hô hấp, viêm não,…
Để phòng tránh sốt mò, cần tích cực phát quang khu vực xung quanh nhà ở, dọn dẹp sạch cỏ dại, cây cối um tùm cũng như diệt chuột, các loài gặm nhấm. Khi đi vào rừng tham quan hay làm việc, chú ý tránh nghỉ ngơi dưới cây cỏ rậm rạp, nhiều cỏ dại, đất mùn; không nằm dưới đất mà nên nằm trên võng cao. Nên mặc quần áo kín đáo, đi giầy cao cổ, bôi thuốc xua đuổi côn trùng vào các khoảng da trống…
Bác sĩ khuyến cáo, khi người dân có biểu hiện sốt bất thường cần đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật