Hồi phục chức năng sau tai nạn não – Thông tin cần biết

20220328 goc giai dap chan thuong so nao khong mo co de lai di chung khong

Sự va đập mạnh ở phần đầu (do té ngã, tai nạn giao thông, vật thể rơi vào đầu,…) đều có thể dẫn đến chấn thương sọ não. Ước tính, mỗi năm tình trạng chấn thương sọ não ảnh hưởng đến khoảng 69 triệu người trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các tai nạn.

Chấn thương sọ não có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên với tình trạng chấn thương nhẹ, một số người bệnh có thể may mắn hồi phục hoàn toàn trong khi một số khác lại bị di chứng do tổn thương về não bộ để lại ví dụ như: yếu, liệt một phần cơ thể hoặc yếu liệt hoàn toàn, gây khó khăn trong việc giữ thăng bằng để đứng và đi lại, hoặc cũng có khi không thể đi lại được. Lúc này, việc luyện tập phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não là vô cùng quan trọng, giúp cơ thể hồi phục được phần nào hoặc tránh bất động tại chỗ.

Mục đích của phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não

  • Phòng ngừa biến dạng co rút ở tay, chân do teo cơ và cứng khớp;
  • Cải thiện khả năng vận động, sức cơ;
  • Hồi phục khả năng tự giữ thăng bằng khi ngồi và khi thay đổi tư thế;
  • Cải thiện khả năng tự ngồi dậy, đứng lên và ngược lại;
  • Cải thiện khả năng điều khiển dáng đi và điều chỉnh tư thế.

Khả năng hồi phục của bệnh nhân sau chấn thương sọ não phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ, vị trí của tổn thương trong não và khả năng đáp ứng với quá trình luyện tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nhìn chung, để quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả, cần có sự phối hợp kiên trì trong thời gian dài giữa người bệnh, người chăm sóc và chuyên viên tập vật lý trị liệu.

Các phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não

    1.Vận động trị liệu cho bệnh nhân chấn thương sọ não

Vận động trị liệu nhằm cải thiện chức năng của khớp và cơ (cơ lực, tầm vận động) và từ đó cải thiện các khả năng đứng, thăng bằng, đi bộ và leo cầu thang của bệnh nhân. Tùy vào mức độ vận động và khả năng phối hợp của bệnh nhân mà bệnh nhân được lên kế hoạch điều trị bằng các bài tập vận động khác nhau:

  • Bài tập mạnh cơ,
  • Bài tập thăng bằng,
  • Bài tập dịch chuyển ở tư thế từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng, dịch chuyển sang xe lăn, dịch chuyển trong nhà vệ sinh…
  • Bài tập di chuyển: bài tập đứng, tập đi, tập dáng đi, tập đi với dụng cụ trợ giúp như nẹp chân, gậy, nạng, khung tập đi…
  • Vận động trị liệu trong phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não
    Vận động trị liệu trong phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não
  1. Hoạt động trị liệu

Các bài tập hoạt động trị liệu thường tập trung vào việc cải thiện khả năng nhận thức, chức năng bàn tay và khả năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

  • Tập nhận thức: nhằm cải thiện khả năng nhận thức gồm nhận thức không gian, thời gian, khả năng tư duy logic, ngôn ngữ, tăng khả năng tập trung và trí nhớ
  • Cải thiện chức năng bàn tay thông qua các bài tập vận động vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay, tập cầm nắm, và các vận động tinh tế phức tạp theo từng mức độ
  • Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày bằng các bài tập thích nghi như tập mặc quần áo, tập vệ sinh cá nhân,…
  1. Ngôn ngữ trị liệu

Bệnh nhân chấn thương sọ não có rối loạn khả năng nuốt hoặc rối loạn ngôn ngữ sẽ được điều trị tại các đơn vị ngôn ngữ trị liệu để cải thiện khả năng nhai, nuốt và cải thiện khả năng giao tiếp:

  • Điều trị rối loạn nuốt: các bài tập vận động vùng hàm mặt, miệng, môi, lưỡi, bài tập kích thích cảm giác, điện xung kích thích, tập ăn với thực phẩm và dụng cụ thích nghi như cốc uống nước khuyết mũi, chất làm đặc…
  • Điều trị bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ: các bài tập vận động miệng, bài tập phát âm, cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung, định danh…
  1. Phục hồi chức năng điều trị rối loạn đại, tiểu tiện

Bệnh nhân có thể được tập các bài tập tăng cường sức mạnh vùng đáy chậu, tập Biofeedback điều khiển khả năng vận động co thắt, hoặc sử dụng các biện pháp điện xung kích thích điều trị nhằm cải thiện khả năng vận động, cảm giác, sự phối hợp hoạt động của bàng quang – cơ thắt niệu đạo, khả năng cảm nhận trực tràng và khả năng bài xuất phân.

tap luyen phuc hoi chuc nang phuc hoi suc khue sau chan thuong so nao

  1. Vật lý trị liệu

  • Điện trị liệu: các phương pháp điện xung kích thích cơ làm tăng cường hoạt động của nhóm cơ yếu, liệt, cải thiện tình trạng teo cơ, hoặc các dòng điện xung giúp giảm đau rất có giá trị ở bệnh nhân chấn thương sọ não.
  • Nhiệt điều trị: như Parafin, đèn hồng ngoại, siêu âm điều trị, sóng ngắn… thường được sử dụng ở các bệnh nhân bị đau khớp, với tác dụng giảm co cứng, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng các cơ. Mặc dù rất hiệu quả nhưng các biện pháp này không thể sử dụng ở bệnh nhân rối loạn cảm giác, rối loạn nhận thức và rối loạn tri giác.
  • Thủy trị liệu: có tác dụng tăng cường tuần hoàn, giảm co cứng cơ, tăng sức mạnh cơ cho bệnh nhân chấn thương sọ não.

Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình phục hồi chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác.

Để đặt biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ

Tổng đài chăm sóc khách hàng

Tel: 1800.888.989

Tải về ứng dụng BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ để đặt lịch nhanh hơn,

theo dõi lịch tiện lợi hơn và trao đổi trực tuyến với bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mọi lúc mọi nơi

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Facebook
Twitter

Có thể bạn quan tâm

Tải ứng dụng Hồ sơ sức khỏe

Kết nối với bác sĩ trực tuyến, xem hồ sơ sức khỏe trực tuyến

Đánh giá bài viết

5/5

Bài viết nổi bật